3 xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho ngành bán lẻ sau đại dịch

Diendandoanhnghiep.vn Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam phục hồi nhanh chóng kể từ tháng 10/2021, sau khi trạng thái “bình thường mới” được thiết lập, hoạt động kinh doanh mở cửa trở lại.

Doanh số bán lẻ hàng hóa tăng 12,5% so với tháng trước trong tháng 10/2021 và 15,2% so với tháng trước trong tháng 11/2021 và đạt 315.000 tỷ đồng.
Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam từ năm 2019 – T11/21

Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam từ năm 2019 – T11/2021

Theo các chuyên viên phân tích VNDIRECT, sẽ có 3 xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho ngành bán lẻ sau đại dịch:

Thứ nhất, đa kênh và trực tuyến trở thành động lực chính cho công ty bán lẻ trong “Bình thường mới”

Việc lướt và nghiên cứu về sản phẩm hiện nay chủ yếu được thực hiện trực tuyến thay vì ngoại tuyến. Đồng thời, tỷ lệ chi tiêu dành cho các kênh ngoại tuyến đang thu hẹp lại, theo nghiên cứu của Facebook và Bain & Company. Trong hai giai đoạn đầu tiên của hành trình tiêu dùng, giai đoạn khám phá và giai đoạn đánh giá ít nhất 80% kênh được người tiêu dùng sử dụng là trực tuyến.

Các kênh trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn ở mỗi bước trong hành trình tiêu dùng

Việc lướt qua các sản phẩm, so sánh các mặt hàng, kiểm tra đánh giá và thực hiện nghiên cứu hiện chủ yếu được thực hiện trên các kênh như truyền thông xã hội, trang web thương mại điện tử, trang web và video thuộc sở hữu của thương hiệu. Nhưng trong giai đoạn cuối cùng của hành trình tiêu dùng, giai đoạn quyết định mua, trực tuyến mới chỉ bắt đầu chiếm được thị phần ngày càng tăng trong doanh số bán hàng.

Số lượng trang web trung bình được sử dụng cho mỗi người trả lời trong báo cáo của Facebook và Bain&Company (số trang)

Số lượng trang web trung bình được sử dụng cho mỗi người trả lời trong báo cáo của Facebook và Bain&Company (số trang)

Đối với các công ty bán lẻ niêm yết, VNDIRECT cho rằng việc giới thiệu chiến lược đa kênh để hoàn thành hành trình tiêu dùng là chiến lược đúng đắn để tăng doanh thu.

Theo dữ liệu từ iPrice, Shopee và Lazada là những trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với lượt truy cập hàng tháng trong quý 3/2021 lên đến 77,8 triệu và 21,4 triệu. Do đó, việc đưa các gian hàng lên các trang thương mại điện tử sẽ giúp các công ty bán lẻ và nhà phân phối mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu bán hàng từ các tệp khách hàng mới này.

Với xu hướng này, VNDIRECT kỳ vọng những công ty đã đầu tư và xây dựng nền tảng trực tuyến tốt, xây dựng trang cộng đồng và kênh bán hàng đa dạng trên các trang thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đa kênh, trong đó MWG (CTCP Đầu tư Thế giới Di động) và PNJ (CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận) là những công ty bán lẻ nổi bật.

>> Nhà bán lẻ có thể hưởng lợi từ hành vi “mua sắm trả đũa” dịp lễ tết
>> Bán lẻ tăng tốc để bùng nổ vào dịp cuối năm

các nhà phân phối điện thoại di động được ủy quyền sẽ duy trì mức tăng trưởng cao

Các nhà phân phối điện thoại di động được ủy quyền sẽ duy trì mức tăng trưởng cao

Thứ hai, nhu cầu ngày càng tăng đối với điện thoại thông minh chính hãng cao cấp và các sản phẩm làm việc tại nhà sẽ tiếp tục sau đại dịch.

Đối với điện thoại thông minh cao cấp, mặc dù thị trường điện thoại di động đã dần bão hòa với mức tăng trưởng trong giai đoạn 2019-2021 chỉ khoảng 5- 7%/năm nhưng từ năm 2022, VNDIRECT cho rằng các nhà phân phối điện thoại di động được ủy quyền sẽ duy trì mức tăng trưởng cao hơn nhờ: nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch; việc thắt chặt các quy định về hàng xách tay giúp các nhà bán lẻ được ủy quyền đạt được nhiều thị phần hơn; việc thắt chặt bảo hành với yêu cầu biên lai các sản phẩm chính hãng từ các nhà phân phối ủy quyền cho các sản phẩm Apple sẽ tập trung nhu cầu các sản phẩm của Apple hướng vào các đại lý được ủy quyền.

Tăng trưởng thị trường điện thoại di động và các sản phẩm điện tử giai đoạn 2016-2021 và ác mô hình làm việc trước và sau Covid-19 được mong muốn (% người tham gia khảo sát) tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm làm việc tại nhà

Tăng trưởng thị trường điện thoại di động và các sản phẩm điện tử giai đoạn 2016-2021 và ác mô hình làm việc trước và sau Covid-19 được mong muốn (% người tham gia khảo sát) tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm làm việc tại nhà

Đối với sản phẩm làm việc tại nhà, theo điều tra dân số Việt Nam, chỉ có 30,7% hộ gia đình có máy tính (bao gồm cả máy tính để bàn và máy tính xách tay), cho thấy thị trường máy tính vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn trong và sau đại dịch khi nhu cầu về các sản phẩm máy tính sẽ tăng mạnh nhờ nhu cầu làm việc tại nhà và giải trí.

Với xu hướng này, VNDIRECT kỳ vọng MWG và FRT (CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT) sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu đối với các sản phẩm và máy tính xách tay chính hãng của Apple, trong khi DGW (CTCP Thế giới số) và PSD (CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí) sẽ được hưởng lợi từ giai đoạn phân phối tới các nhà bán lẻ.

Thứ ba, chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch sang thương mại hiện đại.

Theo Kantar Worldpanel, vào giữa tháng 10/2021, thị phần của các kênh trực tuyến và siêu thị nhỏ đã giảm trở lại khoảng 10%/6% sau khi đạt đỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 8- tháng 9/2021, tuy nhiên thị phần vẫn ở mức cao so với trước dịch (khoảng 3% đối với kênh trực tuyến và 5% đối với kênh siêu thị nhỏ) cho thấy khả năng duy trì hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội của các kênh này và sự thay đổi xu hướng tiêu dùng sau đại dịch.

Thị phần theo kênh – hàng hóa FMCG hàng tuần (4 thành phố lớn)

Thị phần theo kênh – hàng hóa FMCG hàng tuần (4 thành phố lớn)

Theo dự báo của Bộ Công thương, đến năm 2025, giá trị gia tăng của khu vực thương mại trong nước sẽ đóng góp khoảng 13,5% GDP và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng khoảng 9-9,5%/năm trong giai đoạn từ năm 2021- 2025. Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của kênh thương mại hiện đại đạt khoảng 35-40% vào năm 2025.

Với dự báo này, ngành thương mại hiện đại có thể duy trì đà tăng trưởng trên hai con số trong suốt giai đoạn 2021-2025. Do đó, doanh nghiệp có chuỗi bán hàng hiện đại sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt hơn thị trường chung.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 3 xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho ngành bán lẻ sau đại dịch tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714125638 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714125638 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10