4 yếu tố giúp các doanh nghiệp phân phối Dầu khí phục hồi mạnh mẽ

Diendandoanhnghiep.vn Chuyên gia của VNDirect tin tưởng vào tiềm năng phục hồi mạnh của các doanh nghiệp phân phối Dầu khí lớn từ mức nền thấp của năm 2022 nhờ vào 4 yếu tố.

>>>Phát triển ngành dầu khí: Xây dựng chính sách cần đề cập đến tính thực thi

VNDirect nhận định, trong năm 2023, nhu cầu dầu thô toàn cầu có thể sẽ giảm tốc.

VNDirect nhận định, trong năm 2023, nhu cầu dầu thô toàn cầu có thể sẽ giảm tốc.

Trong báo cáo ngành Dầu khí mới đây, chuyên gia của VNDirect nhận định, trong năm 2023, nhu cầu dầu thô toàn cầu có thể sẽ giảm tốc do những trở ngại đến từ đồng USD mạnh hơn, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo nhu cầu toàn cầu sẽ tăng 1% so với cùng kỳ, đạt mức trung bình 101 triệu thùng/ngày cho cả năm 2023. Tuy nhiên, VNDirect nhận thấy ít có khả năng thị trường rơi vào tình trạng dư cung do những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ chậm lại có thể được xoa dịu bởi những động thái từ phía nguồn cung (đặc biệt là từ OPEC+), hỗ trợ giá dầu duy trì ở mức cao trong năm tới. Về cơ bản, VNDirect kỳ vọng giá dầu Brent trung bình sẽ đạt khoảng 90 USD/thùng vào năm 2023.

Theo VNDirect, Luật Dầu khí sửa đổi được thông qua vào tháng 11 sẽ là khung pháp lý tổng quát cho ngành Dầu khí, giảm bớt sự chồng chéo giữa các luật trong hoạt động Dầu khí. Mặc dù cần có thêm các điều khoản và hướng dẫn chi tiết hơn, nhưng việc thông qua luật Dầu khí sửa đổi giúp tạo hành lang pháp lý thông suốt cho các nhà đầu tư và tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực Dầu khí.

Mặc dù có điều kiện thuận lợi nhờ giá dầu tăng mạnh trong năm 2022, nhưng VNDirect cho rằng, có rất ít tiến triển đáng kể tại các dự án mỏ khí lớn do sự chậm trễ trong các giai đoạn khác nhau liên quan đến việc thu xếp vốn và hoàn tất các đàm phán thương mại.

Cụ thể, đối với dự án Lô B – Ô Môn, nhà máy điện Ô Môn III vẫn đang chờ phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn ODA. Do khung giá khí từ Lô B đã được phê duyệt từ năm 2016, việc trì hoãn kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của kế hoạch ban đầu đối với các nhà máy hạ nguồn do lạm phát và đồng USD tăng giá. Do đó, cần có thời gian để sửa đổi kế hoạch và trình Chính phủ.

Trái ngược với các dự án mỏ khí lớn, các dự án khác liên quan đến phát triển các mỏ hiện hữu như dự án mở rộng mỏ dầu Bạch Hổ, dự án khai thác mỏ dầu Kình Ngư Trắng (Lô 09-2/09) đã được phê duyệt trong vài tháng qua. Các dự án này sẽ bù đắp một phần cho sự cạn kiệt sản lượng của các mỏ lâu năm.

“Nhờ mặt bằng giá dầu cao và có thể kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài khơi sẵn có, chúng tôi tin rằng các dự án này sẽ sớm được triển khai, cung cấp cơ hội việc làm cho các nhà cung cấp dịch vụ Dầu khí trong nước, trước hết là cho các nhà cung cấp dịch vụ khoan và nhà thầu EPC”, chuyên gia của VNDirect cho biết.

>>>Cần cơ chế mới để ngành dầu khí phát triển đột phá

VNDirect cũng nhận định, thị trường khoan tại Đông Nam Á (ĐNÁ) đang trên đà phục hồi sẽ là tín hiệu tốt cho các công ty cung cấp dịch vụ khoan trong năm 2023 và sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ khoan như PVD.

Đối với các doanh nghiệp trung nguồn, VNDirect nhận định, nhóm Vận tải dầu khí sẽ hưởng lợi theo đà tăng giá cước. Theo đó, tại thị trường nội địa, nhu cầu vận tải Dầu khí sẽ tăng dần trong vài năm tới nhờ việc BSR và NSR hoạt động hết công suất (ngoại trừ BSR vào năm 2023 do đợt bảo dưỡng định kỳ) và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, giá thuê tàu đã phục hồi về mức trước COVID-19 kể từ năm 2022, là tín hiệu tốt cho các đơn vị vận tải Dầu khí. Do đó, VNDirect cho rằng, thị trường nội địa vẫn sẽ là bệ đỡ vững chắc cho các doanh nghiệp vận tải Dầu khí của Việt Nam với sự đóng góp ổn định vào kết quả kinh doanh của các công ty (nhờ cơ chế giá cước thuê tàu hiện tại đảm bảo một mức biên lợi nhuận gộp ổn định cho DN vận tải).

“Theo đà tăng giá cước tàu chở dầu trên toàn cầu, chúng tôi cho rằng doanh nghiệp vận tải tham gia nhiều vào thị trường quốc tế và nắm vị trí dẫn đầu tại thị trường nội địa như PVT sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi chính”, VNDirect nhận định.

Sang năm 2023, VNDirect tin tưởng vào tiềm năng phục hồi mạnh của các doanh nghiệp phân phối lớn (từ mức nền thấp của năm 2022) nhờ một số yếu tố sau:

Thứ nhất, Giá dầu thế giới dự kiến sẽ có diễn biến ổn định hơn so với năm 2022, giúp giảm thiểu rủi ro đánh giá lại hàng tồn kho.

Thứ hai, vừa qua, Chính phủ đã ban hành cơ chế để PVN xử lý vấn đề tài chính đối với Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSR). Đây sẽ là tiền đề để NSR hoạt động ổn định trong những năm tới, giúp tăng tỷ trọng nguồn cung nội địa và giảm áp lực chi phí nhập khẩu cho các doanh nghiệp phân phối.

Thứ ba, các chi phí định mức cấu thành giá cơ sở xăng dầu đã được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh tăng trong tháng 10 và 11. Sự điều chỉnh này sẽ phản ánh sát hơn diễn biến thị trường, giảm bớt áp lực cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu.

Thứ tư, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép là 5,5% trong giai đoạn 2022-2030, là cơ sở để các doanh nghiệp phân phối tăng trưởng trong những năm tới. Các doanh nghiệp phân phối lớn như PLX, OIL có thể có thêm được thị phần từ các doanh nghiệp nhỏ khác, vốn có khả năng sẽ bị loại khỏi thị trường sau một năm 2022 đầy khó khăn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 4 yếu tố giúp các doanh nghiệp phân phối Dầu khí phục hồi mạnh mẽ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713308488 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713308488 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10