[VBF GIỮA KỲ 2018] 5 “động năng” cho nền kinh tế Việt Nam tương lai

Diendandoanhnghiep.vn Cải cách thể chế, thực hiện tốt các FTA, ứng dụng công nghệ 4.0, kết nối FDI và khu vực kinh tế tư nhân sẽ là những “động năng” cho kinh tế Việt Nam.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc "Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, phải xem lại động lực tăng trưởng của nền kinh tế, bởi động năng tăng trưởng đang có xu hướng giảm đi, tăng trưởng quý I từ 7,45% đã giảm xuống còn 6,79% trong quý II. Đặc biệt, chuyên gia và các Bộ ngành đều nhận định xu hướng tăng trưởng sẽ giảm dần những quý cuối năm.

Toàn cảnh VBF giữa kỳ 2018 tại Hà Nội.

Toàn cảnh VBF giữa kỳ 2018 diễn ra tại Hà Nội (Ảnh Quốc Tuấn)

"Kết hôn" chưa thành

Theo TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, đồng Chủ tịch VBF, VBF giữa kỳ 2018 đã có những kiến nghị sâu sắc, phong phú và hết sức có trách nhiệm về việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội Việt Nam.

Đại diện Liên minh VBF, TS Vũ Tiến Lộc đánh giá cao và chân thành cám ơn Chính phủ đã có những nỗ lực tích cực trong cải cách và hội nhập, đặc biệt là trong giai đoạn trong 2,5 năm vừa qua.

Môi trường đầu tư kinh doanh đã có những cải thiện đáng kể và cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục duy trì đà cải cách theo tinh thần Nghị quyết 01, Nghị quyết 09, Nghị quyết 35 và nhiều nghị quyết khác để có thể đưa Việt Nam vào nhóm 4 nền kinh tế có năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất trong khu vực ASEAN. 

TS Vũ Tiến Lộc cũng mong muốn Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh chương trình hội nhập, thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp phát triển và động lực mới trong nền kinh tế.

“Chúng tôi đề nghị các bộ ngành sẽ phối hợp với các nhóm công tác, các Phòng Thương mại để tiếp tục đối thoại và giải quyết những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp trong thời gian tới. Để VBF không chỉ là diễn đàn một năm 2 đối thoại mà VBF là diễn đàn hoạt động trong cả năm, 365 ngày”, Chủ tịch VBF nhấn mạnh.

TS. Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI, đồng Chủ tịch VBF, VBF giữa kỳ 2018

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, đồng Chủ tịch VBF, VBF giữa kỳ 2018 nhắc tới mối liên kết bất thành giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Về việc kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, nhìn nhận doanh nghiệp FDI là những “chàng trai” đã có mặt 30 năm tại Việt Nam, TS Vũ Tiến Lộc cho biết, tuy nhiên “chàng trai” này vẫn chưa “kết hôn” được với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. 

Do đó, Chủ tịch VCCI đề nghị các Phòng Thương mại công nghiệp, các cơ quan Chính phủ phối hợp với VCCI đưa ra các sáng kiến, chương trình để phối hợp với các địa phương, các ngành để thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Bởi trên thực tế, 30 năm qua, FDI có mặt tại Việt Nam vẫn dừng lại ở mức tìm hiểu, VCCI kỳ vọng trong thời gian tới doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ “kết hôn”, sinh con và hình thành được chuỗi giá trị có trách nhiệm của FDI tại Việt Nam với doanh nghiệp tư nhân trong nước. 

Để thúc đẩy quá trình này, VCCI đề nghị Chính phủ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh Việt Nam theo các xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Để tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, VCCI cũng đề nghị Chính phủ chú trọng chỉ đạo để cải thiện các chỉ số có liên quan trực tiếp tới vấn đề này.

Đó là năng lực hấp thụ công nghệ của Việt Nam mới xếp thứ 93, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội xếp thứ 89, độ sâu của chuỗi giá trị tại Việt Nam xếp thứ 106, giáo dục đào tạo sau phổ thông xếp thứ 68. Nghĩa là các chỉ số liên quan trực tiếp đến việc chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức rất thấp. 

Việt Nam phải phấn đấu vươn đến các chỉ số trung bình khoảng 50 hoặc thấp hơn trong thời gian tới mới có thể cải thiện được mối liên kết này. 

Ngoài ra, VCCI hy vọng các FDI sẽ đóng vai trò như các trung tâm lan toả về công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới. VCCI và các Phòng Thương mại, Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ cố gắng xây dựng một chương trình lựa chọn và hỗ trợ các nhóm cộng đồng doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng của Việt Nam, có thể kết nối với doanh nghiệp nước ngoài. 

“Chúng ta không thể hỗ trợ tới toàn hộ hàng trăm nghìn doanh nghiệp, hàng triệu doanh nghiệp kết nối với FDI. Tuy nhiên, chúng ta có thể lựa chọn những doanh nghiệp tiêu biểu, tiên tiến nhất trong cộng đồng doanh nghiệp để nâng cấp quản trị và công nghệ để có thể kết nối doanh nghiệp FDI. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, thực hiện tốt các FTA, ứng dụng công nghệ 4.0, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, kết nối FDI và khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam. Đây sẽ là 5 động năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới”, Chủ tịch VBF nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VBF GIỮA KỲ 2018] 5 “động năng” cho nền kinh tế Việt Nam tương lai tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714001576 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714001576 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10