50% doanh nghiệp gỗ nguy cơ phá sản: Chính sách nào cứu vãn?

Diendandoanhnghiep.vn Theo khảo sát của các hiệp hội địa phương vào trung tuần tháng 8/2021 đối với 360 doanh nghiệp gỗ tại Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai và Bình Định, bình quân có trên 50% doanh nghiệp dừng sản xuất.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong 7 tháng năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt con số kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay, với tăng trưởng 55% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, bước sang tháng 8, xuất khẩu gỗ lại ghi nhận sự sụt giảm mạnh, do những tác động của dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng, lưu thông, cung ứng lao động bị ảnh hưởng.

Trong 3 tháng gần đây, giá trị xuất khẩu đã có sụt giảm đáng kể, bình quân 3 tháng Sáu, Bảy, Tám giảm hơn 16% so với các tháng liền kề trước đó. Ước giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 8 đạt 949 triệu USD, giảm 34,5% so với tháng 7 và giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 3 tháng gần đây, giá trị xuất khẩu đã có sụt giảm đáng kể, bình quân 3 tháng Sáu, Bảy, Tám giảm hơn 16% so với các tháng liền kề trước đó. Ước giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 8 đạt 949 triệu USD, giảm 34,5% so với tháng 7 và giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Ước tính tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt 949 triệu USD, giảm 34,5% so với tháng 7/2021 và giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế 8 tháng năm 2021, xuất khẩu lâm sản ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 41,9%; lâm sản ngoài gỗ đạt 0,79 tỷ USD, tăng 54,2%.

Xét về thị trường, chỉ tính riêng thị trường Mỹ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này 8 tháng năm 2021 đạt trên 6,7 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường Nhật Bản đạt 953,1 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc trong 8 tháng đạt 1,008 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, các doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác với số lượng tăng rất cao so với năm trước, có nhiều đơn hàng, hợp đồng được đề nghị cung cấp sản phẩm đến cuối năm 2021.

"Tuy nhiên, từ giữa tháng 7/2021 đến nay, có hơn 50% doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ phải ngừng, đóng cửa và giảm sản xuất. Với những doanh nghiệp còn hoạt động, chi phí để duy trì sản xuất tăng khoảng 20-30%, do phải chi phí ăn, ở tại chỗ, test nhanh COVID-19, xét nghiệm PCR cho người lao động (tăng thêm bình quân khoảng 5-6 triệu đồng/tháng/1 lao động", ông Lập thông tin.  

Lũy kế 8 tháng, xuất khẩu lâm sản ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 42,7 % so với cùng kỳ năm 2020. Riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 41,9%.

Lũy kế 8 tháng, xuất khẩu lâm sản ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 42,7 % so với cùng kỳ năm 2020. Riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 41,9%.

Do vậy, trị giá xuất khẩu đồ gỗ trong tháng 8 vừa qua suy giảm mạnh. Ông Lập cảnh báo: “Nếu tình hình không được cải thiện thì doanh nghiệp ngành gỗ có thể phải đối diện với nguy cơ mất khách hàng, mất các thị trường chiến lược và mất khả năng tham gia hiệu quả vào các chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ đã có uy tín trên thị trường thế giới trong nhiều năm qua”.

Theo ông Lập, các doanh nghiệp dừng sản xuất đang đối diện nguy cơ phá sản do vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng, các khoản thuế, phí, lãi suất ngân hàng…

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, phí công đoàn chiếm khoảng 15% chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặc dù các ngân hàng đã công bố mức giảm lãi từ 0,3-1,5% cùng các gói tín dụng ưu đãi khác; nhưng với mức giảm này là không đáng kể so với thiệt hại của doanh nghiệp, và doanh nghiệp hiện cũng chưa được hưởng bất cứ ưu đãi nào khác.

Đối với vấn đề tiêm vaccine cho lao động ngành gỗ, ông Lập phản ánh tỷ lệ rất thấp, đến cuối tháng 8/2021 ước mới đạt khoảng từ 15-20%. 

Trước những khó khăn trên, Hiệp hội gỗ đã đưa ra nhiều kiến nghị để vượt qua khủng hoảng của COVID-19. Đó là, đề nghị nâng hạng ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động ngành gỗ từ mức 13/16 lên mức 8/16 trong bảng xếp hạng của Bộ Y tế; các địa phương tạo điều kiện nhanh nhất và đảm bảo nhu cầu tiêm vaccine cho công nhân ngành gỗ, trước tiên ưu tiên 100% cho lao động vùng dịch và các nhà máy đang duy trì sản xuất cả ở trong và ngoài các khu công nghiệp.

Đồng thời, đề nghị cho phép người lao động của doanh nghiệp được di chuyển đến các tỉnh khác để làm việc sau khi đã tiêm đủ 2 mũi vacccin.

Đề nghị Liên đoàn Lao động Việt Nam miễn đóng phí công đoàn cho người lao động cho tới ngày 30/6/2022; đồng thời cho phép doanh nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở sử dụng quỹ công đoàn còn kết dư để chi trả cho các khoản chi phí xét nghiệm cho người lao động hoặc hỗ trợ người lao động gặp khó khăn.

Đề nghị ngành ngân hàng giảm lãi suất đối với nguồn vốn vay hiện tại và vốn vay mới, với mức giảm lãi suất xuống còn từ 4-4,5%/năm thay vì mức lãi suất quá cao như hiện nay, đồng thời giãn nợ gốc và trả lãi từ 6 tháng tới 12 tháng để doanh nghiệp có đủ thời gian ổn định sản xuất.

Được biết, Bộ Tài chính đã có tờ trình số 123/TTr-BTC, trong đó có đề xuất giảm 30% số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021, nhưng chỉ áp dụng đối với các đối tượng có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng.

Vì vậy, Viforest đề nghị bổ sung đối tượng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nằm trong vùng áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.           

Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại các thị trường lớn hiện đang tăng rất mạnh, đặc biệt là Mỹ do các chính sách kích cầu tiêu dùng và thay đổi cách làm việc (ở nhà). Vì vậy, cần phải đề ra chiến lược, kịch bản để sớm hồi phục ngành gỗ sau đại dịch COVID-19.

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), trong ngắn hạn, từ 3 đến 6 tháng tới, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ cần cố gắng giữ chân khách hàng và giữ nguồn thu, cố gắng bảo vệ nguồn đầu vào, đầu ra.

Tiếp đến giai đoạn hồi phục, từ 6-12 tháng tới, sẽ cố gắng quay lại củng cố các dòng thu bền vững từ thay đổi quản lý năng suất lao động và nghiên cứu các cách thức làm việc mới, đồng thời bịt các lỗ hổng do đại dịch COVID-19 tác động vào chuỗi sản xuất ngành gỗ.

Giai đoạn tăng tốc, dự kiến sau 12 tháng tới, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất, tăng tốc các dòng thu bền vững từ các sáng kiến mới, cấu trúc lại cách làm việc để tạo ra công ty có sức chống chịu tốt trước những đại dịch hoặc những thách thức xảy ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 50% doanh nghiệp gỗ nguy cơ phá sản: Chính sách nào cứu vãn? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713575013 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713575013 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10