820.000 tỷ đồng giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp sẽ được đưa vào thị trường trong tháng 9

Thy Hằng 11/08/2018 18:35

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước sẽ hoạt động từ tháng 9 tới, những khu vực nhà nước không cần nắm giữ sẽ chuyển giao mạnh cho tư nhân khiến cơ hội đầu tư cho các dòng vốn tư nhân sẽ mở rộng hơn. 

Mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ sẽ ký ban hành nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Uỷ ban) vào tháng 9/2018. 

Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ sẽ ký ban hành nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Uỷ ban) vào tháng 9/2018.

Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào tháng 9/2018.

Phụ thuộc tốc độ cổ phần hoá

Việc chính thức chốt thời gian đi vào hoạt động của Uỷ ban quản lý vốn sẽ chính thức chấm dứt tình trạng lần khân của khoảng 20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong danh sách chuyển giao về Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.

Nói cách khác, với quyết định trên, khoảng 1,5 triệu tỷ đồng tổng tài sản, khoảng 820.000 tỷ đồng giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước mà các doanh nghiệp này đang nắm giữ sẽ được đưa vào thị trường theo đúng cam kết. Đây là tin tốt cho các nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư đang nhắm tới kế hoạch trở thành đối tác chiến lược của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thông qua mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chuyên gia nhận định, bức tranh cổ phần hoá, thoái vốn DNNN vẫn còn những gam màu trầm đã ảnh hưởng tới việc đi vào hoạt động của Uỷ ban. Nói như TS. Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, tốc độ cổ phần hoá chi phối khả năng thành công của Ủy ban này.

Nguyên nhân của sự chậm chễ này đã được chỉ ra tại cuộc họp của Ban chỉ đạo về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) gần đây. Theo đó, bên cạnh vấn đề về quy mô doanh nghiệp lớn, đất đai nhiều, phạm vi hoạt động rộng khiến kéo dài thời gian xác định giá trị doanh nghiệp. Thì một nguyên nhân khác được đặc biệt nhấn mạnh là do vẫn còn bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và DNNN chưa nghiêm túc, quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện.

“Đơn vị chưa chủ động theo thẩm quyền của mình để tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong cổ phần hóa, thoái vốn. Cụ thể như chậm cho ý kiến hoặc ý kiến không rõ ràng đối với những vấn đề VPCP xin ý kiến để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó còn tâm lý thận trọng, không dám làm, chờ đợi để chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nguyễn Hồng Long cho biết. 

Vấn đề vướng mắc trong một số văn bản hướng dẫn chưa được các Bộ, ngành ban hành, tháo gỡ kịp thời cũng là một trong những nguyên nhân được nhắc tới. Đặc biệt, là các quy định mới tại các Nghị định 126/2017/NĐ-CP, Nghị định 32/2018/NĐ-CP như xác định giá trị văn hóa, lịch sử, bề dày truyền thống, xác định giá trị quyền sử dụng đất đối với đất thuê trả tiền hàng năm… 

Không chỉ chậm trễ trong cổ phần hoá, thoái vốn các DNNN, ngay cả với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa, cũng có hơn 500 doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng từng nhận định chậm niêm yết chính là một trong những nguyên nhân khiến việc bán vốn DNNN kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. 

“Số lượng DNNN cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán rất thấp, mới chỉ có 150 trong số khoảng 700 DNNN đã cổ phần hóa thực hiện niêm yết. Chính điều này đã làm giảm tính hiệu quả trong bán vốn nhà nước”, Phó Thủ tướng khẳng định. Đồng thời cho biết giá trị của công khai minh bạch cổ phần được thể hiện qua điều này.

Chuyển giao mạnh mẽ cho tư nhân 

Các chuyên gia đánh giá, Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước là bước tiến dài tới mục tiêu tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Bởi nhiều năm qua, mô hình cơ quan chủ quản trong quản lý doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ nhiều hạn chế. 

Cụ thể, theo Báo cáo của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) mới đây, tình trạng hoạt động chưa hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước giảm trong giai đoạn 2011-2016. Trong đó, tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm 39% và chỉ số lợi nhuận trên vốn (ROA) giảm 30%.

Có thể bạn quan tâm

  • Có sự chờ đợi chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn khiến cổ phần hoá DNNN

    Có sự chờ đợi chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn khiến cổ phần hoá DNNN "ì ạch"

    15:08, 25/07/2018

  • "Gạn đục khơi trong" để tìm cán bộ cho Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước

    22:02, 12/03/2018

  • 6 tháng đầu năm 2018, cổ phần hoá và thoái vốn DNNN đạt 28.000 tỷ đồng

    6 tháng đầu năm 2018, cổ phần hoá và thoái vốn DNNN đạt 28.000 tỷ đồng

    09:19, 25/07/2018

  • SCIC tiết lộ lý do cổ phần hoá, thoái vốn DNNN chậm trễ

    SCIC tiết lộ lý do cổ phần hoá, thoái vốn DNNN chậm trễ

    15:04, 12/06/2018

  • “Siêu ủy ban” quản vốn nhà nước thế nào?

    “Siêu ủy ban” quản vốn nhà nước thế nào?

    05:34, 21/07/2018

 Đặc biệt, đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng nhưng đến nay chưa thu hồi được và giá trị thực tế của nhiều dự án đang ở mức dưới giá trị đã đầu tư. Các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực để xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả nhưng phục hồi chậm.

Như vậy, với việc chính thức hoạt động của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước vào tháng 9 tới, lần đầu tiên, Việt Nam có một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đúng như thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp. Tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, góp phần kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các bộ, UBND cấp tỉnh tập trung năng lực vào thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Đây cũng chính là xu hướng quản lý vốn nhà nước hiện đại mà nhiều nền kinh tế trên thế giới đã và đang áp dụng.

Với nền kinh tế, quyết định này sẽ có tác động rất lớn. Trước mắt, thị trường có thể tin tưởng rằng các thương vụ “khủng”, mang lại hiệu quả cho cả bên bán và bên mua - như trường hợp thoái vốn Sabeco vào năm ngoái, có thể sẽ không còn là cá biệt.

Đồng thời, là cơ sở để hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp có thể đảm bảo lợi ích tối cao cho chủ sở hữu nhà nước.

Đặc biệt, khi mục tiêu chính của dòng vốn nhà nước được xác định là phải được dẫn vào những nơi mà khu vực tư nhân không thể vào, không muốn vào, những lĩnh vực tạo tác động liên kết, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, thì cơ hội đầu tư cho các dòng vốn tư nhân sẽ mở rộng hơn. Nói như TS Trần Đình Thiên: “Điểm mấu chốt của Siêu ủy ban là thúc đẩy bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước vận hành để cả nền kinh tế hiệu quả, để nguồn lực nhà nước được phân bổ và sử dụng hiệu quả. Ủy ban phải xử lý vốn Nhà nước theo tinh thần cổ phần hóa mạnh, chỗ nào Nhà nước không cần nắm giữ phải chuyển giao mạnh cho tư nhân để nguồn lực quốc gia được phân bổ đúng chỗ, đúng lúc và hiệu quả”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
820.000 tỷ đồng giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp sẽ được đưa vào thị trường trong tháng 9
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO