"Ai là triệu phú" - Câu trả lời không khó với dàn lãnh đạo Grab sau IPO

Diendandoanhnghiep.vn Sau phiên IPO, trừ những phút thăng hoa lên hàng tỷ phú, đến nay, Grab đã sở hữu ít nhất 3 triệu phú USD gồm các nhà sáng lập, đồng sáng lập và Giám đốc...

>>> Grab chính thức IPO trên Nasdaq qua SPAC

Phiên IPO của Grab tuần trước.

Phiên IPO của Grab tuần trước.

"Cổ phiếu sẽ luôn đi lên và đi xuống", Anthony Tan – đồng sáng lập Grab Holdings cho biết sau lễ rung chuông tại Singapore hôm 2/12. Cổ phiếu Grab hôm qua có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn Nasdaq (Mỹ) sau khi sáp nhập với một SPAC (công ty thành lập với mục đích đặc biệt) do Altimeter Capital hậu thuẫn hồi tháng 8.

Mã này tăng vọt trước phiên giao dịch, nhưng khi thị trường mở cửa lại giảm và chốt phiên mất tới hơn 21%. Việc này khiến vốn hóa của công ty mất 17 tỷ USD. Còn Tan có thời điểm sở hữu hơn 1 tỷ USD, nhưng chốt phiên chỉ còn 725 triệu USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Với cấu trúc chia hạng cổ phiếu của Grab, Anthony Tan nắm giữ chỉ 2,2% cổ phần, nhưng có quyền bỏ phiếu tương đương 60,4%.

Dù giá cổ phiếu giảm, các lãnh đạo chủ chốt khác của Grab vẫn sở hữu khối tài sản đáng kể. Đồng sáng lập Hooi Ling Tan và Giám đốc Ming Maa hiện có lần lượt 224 triệu USD và 126 triệu USD. SoftBank (Nhật Bản) đã rót 3 tỷ USD vào Grab năm 2014. Số cổ phần này hiện có giá 6,1 tỷ USD.

Grab chưa có lợi nhuận. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn chào đón thương vụ sáp nhập của hãng. Theo thỏa thuận, Grab nhận 4,5 tỷ USD từ thương vụ này.

Thời điểm niêm yết cũng không thực sự thuận lợi với Grab. COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho dịch vụ đi chung xe. Biến chủng Omicron cũng khiến nhiều nước áp đặt thêm hạn chế mới.

Năm nay cũng là một năm nhiều biến động với Grab. Việc sáp nhập với Altimeter bị trì hoãn vì kiểm toán. Trong quý III, Grab ghi nhận khoản lỗ 988 triệu USD, tăng so với 621 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu giảm 9% về 157 triệu USD. Khoản lỗ chủ yếu do các chi phí "phi tiền mặt" và "phần lớn" số chi phí này sẽ giảm sau sáp nhập. Hoạt động của các SPAC vài năm qua cũng bị giới chức tăng cường giám sát.

>>> SPAC - “Cửa sau” cho doanh nghiệp châu Á bước tới Mỹ

Một tài xế Grab tại Việt Nam.

Một tài xế Grab tại Việt Nam.

Grab là startup "kì lân" đầu tiên của Đông Nam Á. Hiện tại, nó có hoạt động tại 8 quốc gia và ở đa dạng các mảng như giao đồ ăn, gọi xe, giao đồ và dịch vụ tài chính.

Anthony Tan thành lập Grab khi đang học MBA tại Trường Kinh doanh Harvard hơn một thập kỷ trước sau khi từ bỏ nghiệp kinh doanh của gia đình. Anthony Tan là con út trong gia đình Tan Heng Chew, Chủ tịch Tan Chong Motor, công ty lắp ráp và phân phối xe Nissan tại Đông Nam Á. Cha của anh tin vào việc dạy dỗ nghiêm khắc nên Tan đã làm việc tại dây chuyền lắp ráp và được theo cha đến các cuộc họp với những ông chủ liên đoàn khó tính, giúp anh được tiếp xúc với một thế giới khác. Nhờ đó, dù xuất thân giàu có, Anthony lại gây ấn tượng nhờ tinh thần hăng say làm việc.

Danh sách cổ đông của Grab gồm nhiều tên tuổi đình đám như Masayoshi Son của SoftBank, Cheng Wei của Didi Chuxing, tuy nhiên startup không thể có ngày nay nếu không có nhà đầu tư đặc biệt, chính là mẹ của Anthony Tan, bà Khor Swee Wah. Tan, người từng giữ chức Giám đốc tiếp thị tại Tan Chong Motor trước khi sáng lập Grab, ban đầu chia sẻ ý tưởng với cha mình nhưng bị từ chối và bị thúc giục nối nghiệp gia đình. Trong khi đó, mẹ của anh muốn hỗ trợ con trai nên ủng hộ tài chính và cùng anh đi đến các cuộc họp với nhà đầu tư vào những ngày đầu.

Với vị thế của Grab hiện tại, Tan vẫn khiêm tốn không gọi đây là “thành công” mà dùng từ khác: “bắt đầu cất cánh”. “Thành công là gì? Không có điểm dừng nào cả. Chúng tôi luôn tìm nhiều cách để đột phá bản thân”, Tan nói. Mỗi ngày với Grab cũng là thử thách, không chỉ đến từ các cơ quan quản lý (Grab đang gặp trở ngại tại Singapore sau khi thâu tóm mảng kinh doanh tại Đông Nam Á của Uber) mà còn đến từ các đối thủ, chẳng hạn Go-Jek, một dịch vụ gọi xe của Indonesia. Cho tới hiện tại, Go-Jek vẫn đang hoạt động chính tại thị trường quê nhà nhưng cũng đã bắt đầu kế hoạch triển khai tại Thái Lan và Việt Nam.

Song có lẽ thách thức lớn nhất mà Grab đang gặp phải, cũng như các startup khác khi đạt đến mốc phát triển nào đó, chính là làm thế nào để duy trì đà tăng trưởng. Khailee Ng, đối tác tại 500 Startups, công ty đầu tư vào Grab từ năm 2014, cho biết: “Mọi startup lớn, từ Facebook, Tencent cho đến Alibaba, đều cân nhắc nên phát triển, mua, hợp tác hay đầu tư khi bắt đầu lớn mạnh. Đây chính là giai đoạn hiện tại của Grab”.

Một điều đáng nói nữa là dù đợt IPO qua SPAC chưa thể đưa các nhà lãnh đạo, sáng lập Grab lên hàng tỷ phú cứng cựa trên thị trường, nhưng những "ghế nóng" triệu phú tại siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á và đang vươn tầm này cũng vẫn là những tấm gương kích thích khát vọng trở thành các triệu phú công nghệ mới của khu vực. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Ai là triệu phú" - Câu trả lời không khó với dàn lãnh đạo Grab sau IPO tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713982558 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713982558 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10