Đây được xem là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng la tỏa của Amazon khi xuất khẩu hàng hóa thông qua hình thức bán lẻ trực tuyến qua kênh Amazon.
Theo đó, từ ngày 1/4/2019, Amazon Global Selling cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) sẽ thí điểm lựa chọn 100 doanh nghiệp Việt để đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ trực tuyến Amazon.
Theo bà Emily Hiền Phạm, Giám đốc Quản lý tài khoản Amazon Global Selling Đông Nam Á và Châu Úc, những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh trong quá trình xuất khẩu thông qua Amazon là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, da giày túi xách, hàng dệt may hay đồ gia dụng, đồ văn phòng.
Có thể bạn quan tâm
04:26, 18/03/2019
11:00, 06/03/2019
04:28, 21/02/2019
05:23, 19/02/2019
11:30, 16/01/2019
Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam cho thấy, kinh doanh trực tuyến xuyên biên giới trở thành một kênh quan trọng cho việc xuất khẩu, 32% DNNVV Việt Nam lên kế hoạch thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến.
Các DNVVN tại Việt Nam khi tham gia sẽ nhận được những hỗ trợ đặc biệt từ Amazon Global Selling, Cục XTTM cũng như các đối tác chuyên gia bao gồm việc tập huấn kỹ năng bán hàng, tư vấn chuyên sâu 1:1, và giá chiết khấu với các nhà cung cấp dịch vụ địa phương.
Amazon Global Selling là một trong những kênh hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu và quảng bá cho các kênh bán hàng khác đến thị trường toàn cầu. Thông qua chương trình Amazon Global Selling, nhà bán hàng thuộc nhiều loại hình và quy mô khác nhau có thể trực tiếp tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua trên toàn cầu, trong đó có hơn 100 triệu khách hàng Prime tại nhiều thị trường khác nhau của Amazon.
Chương trình còn hỗ trợ người bán hàng bằng cơ sở hạ tầng logistics hàng đầu cùng những giải pháp xuất khẩu toàn diện, giúp cho việc mở rộng kinh doanh quốc tế trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn thông qua 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên thế giới, hỗ trợ người bán vận chuyển sản phẩm đến người mua tại 185 quốc gia và khu vực.
Tuy nhiên, để chuẩn bị và tham gia tốt vào kênh bán hàng trực tuyến Amazon, doanh nghiệp phải có sự hiểu biết và khát vọng tham gia thâm nhập thị trường thế giới, đồng thời sản phẩm phải đáp ứng được về mặt chất lượng của thị trường quốc tế.
Điều này, đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm tăng cường sự tham gia hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể tận dụng tối đa những lợi thế bán hàng trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Amazon.
Về phía Amazon, ông Berard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á cho rằng, xuất khẩu thông qua thương mại điện tử là xu hướng tất yếu và ngày càng trở thành kênh quan trọng cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp. Thông qua Amazon, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển kinh doanh trên toàn cầu và xây dựng các thương hiệu quốc tế.
Giám đốc phát triển bán hàng toàn cầu Amazon Global Selling Đông Nam Á và Châu Úc, ông Gijae Seong cũng đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh trên Amazon đó là luôn tìm hiểu kỹ chính sách sở hữu trí tuệ sản phẩm trên Amazon, Không sử dụng hình ảnh mà không được cho phép, chú ý tới ngày hết hạn của sản phẩm hay miêu tả đúng với đặc thù sản phẩm.