Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu?

CẨM ANH 27/07/2023 03:30

Mỹ và các đồng minh đang coi Ấn Độ là một trung tâm chuỗi cung ứng đáng tin cậy để thay thế Trung Quốc.

>>Lý do Mỹ chọn Ấn Độ để xây dựng trung tâm hậu cần hải quân

Thủ tướng Ấn Độ

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Trong bài phát biểu trước phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết: “Khi Ấn Độ và Mỹ hợp tác với nhau về chất bán dẫn và các khoáng sản quan trọng, sẽ giúp thế giới tạo ra chuỗi cung ứng đa dạng, linh hoạt và đáng tin cậy hơn”.


Các thỏa thuận về quốc phòng và công nghệ quan trọng được ký giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden, cũng như các khoản đầu tư thương mại điện tử mà Amazon.com hứa hẹn, là dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang được Mỹ coi là trung tâm mới của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự tách rời đã trở nên rõ ràng trong các dòng vốn và công nghệ như việc các công ty Trung Quốc hủy niêm yết khỏi các sàn giao dịch của Mỹ, hoặc cách tập đoàn đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital của Mỹ đã tách bộ phận Trung Quốc của họ ra sao.

Các chuỗi cung ứng toàn cầu lấy Trung Quốc làm trung tâm, mang lại sự thịnh vượng cho Đông Á, đang bị gián đoạn bởi nhiều cú sốc toàn cầu bao gồm căng thẳng địa chính trị, các mối đe dọa đình công và các thảm họa liên quan đến thời tiết.

Suy thoái, cùng với chi phí lao động tăng cao ở Trung Quốc, cùng cuộc chiến thương mại của nước này với Mỹ, đang buộc các công ty đa quốc gia phải suy nghĩ lại về chiến lược tìm nguồn cung ứng toàn cầu của họ.

Các nước Đông Nam Á đã kêu gọi các công ty nước ngoài bằng mức lương thấp, ưu đãi tài chính và hậu cần thường xuyên được cải thiện. Cho đến nay, Việt Nam và Thái Lan đang thu hút được nhiều nguồn vốn FDI ở ASEAN khi các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

>>Metaverse - giải pháp giúp doanh số xe điện tại Ấn Độ "bùng nổ"?

Ấn Độ đang vươn lên để có thể thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm mới của chuỗi cung ứng toàn cầu

Ấn Độ đang vươn lên để có thể thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm mới của chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhưng theo thời gian, các chuyên gia nhận định Ấn Độ cũng có thể trở thành một trung tâm sản xuất châu Á bổ sung cho Trung Quốc khi sở hữu các yếu tố thuận lợi về địa chính trị và kinh tế. 

Quốc gia này là mục tiêu chính của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do chính quyền Biden đưa ra. Sáng kiến này một phần tìm cách tách chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc và thúc đẩy nhiều nguồn cung ứng khác từ các nền kinh tế đáng tin cậy.

Hiện nay, Ấn Độ sẵn sàng tận dụng lợi thế. Đây là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với lực lượng lao động chi phí thấp, dễ đào tạo, tầng lớp trung lưu với khoảng 250 triệu người tiêu dùng và sự cởi mở ngày càng tăng đối với thương mại và đầu tư. Các lĩnh vực sản xuất ở Ấn Độ như ô tô, dược phẩm và lắp ráp điện tử đã có sự phát triển lớn mạnh hơn và có khả năng trở thành người chiến thắng trong cuộc đua này.

Ông Ganeshan Wignaraja, Giáo sư về Kinh tế và Thương mại tại Gateway House nhận định, Ấn Độ có thể học hỏi nhiều từ kinh nghiệm của Trung Quốc để trở thành trung tâm mới của chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể, việc thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài định hướng xuất khẩu là chìa khóa giúp quốc gia này tham gia vào chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, các công ty trong nước cần có chiến lược kinh doanh thông minh để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hoạt động với tư cách là nhà cung cấp công nghiệp và nhà thầu phụ cho các nhà xuất khẩu lớn.

"Các chiến lược kinh doanh như M&A và liên minh với các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp địa phương lớn đều là những cách tiếp cận hợp lý ở Ấn Độ. Đầu tư vào năng lực công nghệ trong nước để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về giá cả, chất lượng và giao hàng cũng vậy", ông Ganeshan Wignaraja nhấn mạnh.

Ngoài ra theo ông Ganeshan Wignaraja, Ấn Độ cũng nên thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực với các nước láng giềng bằng cách nhân rộng Sáng kiến "Make in India" thành "Make in South Asia". Ấn Độ có thể cung cấp các ưu đãi tài chính cho các nhà sản xuất Ấn Độ để mở rộng sang Bangladesh và Sri Lanka. Chế biến thực phẩm, dệt may, và lĩnh vực ô tô có thể là những lĩnh vực tiềm năng do các nước láng giềng của Ấn Độ có nguồn nhân lực và kinh nghiệm công nghiệp.

"Để hỗ trợ thương mại và đầu tư dựa trên quy tắc khu vực, Ấn Độ nên ưu tiên thực hiện hiệp định thương mại tự do toàn diện với Bangladesh và nâng cấp hiệp định hiện có với Sri Lanka", ông Ganeshan Wignaraja khuyến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam xác định Ấn Độ là thị trường tiềm năng ưu tiên hàng đầu

    Việt Nam xác định Ấn Độ là thị trường tiềm năng ưu tiên hàng đầu

    15:25, 18/07/2023

  • Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (Kỳ III): Thách thức và triển vọng

    Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (Kỳ III): Thách thức và triển vọng

    12:00, 16/07/2023

  • Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (kỳ II): Tác động đến ASEAN

    Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (kỳ II): Tác động đến ASEAN

    12:00, 15/07/2023

  • Điều gì khiến Foxconn rút khỏi dự án “khủng” ở Ấn Độ?

    Điều gì khiến Foxconn rút khỏi dự án “khủng” ở Ấn Độ?

    10:46, 15/07/2023

  • Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (Kỳ I): Kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc

    Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (Kỳ I): Kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc

    12:00, 09/07/2023

  • Lý do Mỹ chọn Ấn Độ để xây dựng trung tâm hậu cần hải quân

    Lý do Mỹ chọn Ấn Độ để xây dựng trung tâm hậu cần hải quân

    03:30, 09/07/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Cú

    Chiến sự Nga - Ukraine: Cú "bẻ lái" bất ngờ của Ấn Độ

    04:30, 08/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO