An sinh từ điện gió

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 17/09/2022 00:00

Đâu là cơ hội hạnh phúc cho người dân khi Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng tái tạo? Làm sao phân phối lợi ích đến người dân? Cho đến bây giờ vẫn là bài toán khó.

>>Quảng Trị: “Đánh đổi” với điện gió

Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội thảo “Hiện thực hóa tầm nhìn trung tâm năng lượng Miền Trung” diễn ra mới đây tại TP Đông Hà (Quảng Trị). Có một thực tế, trong khi doanh nghiệp còn bận bịu với chi phí, lỗ lãi của dự án, thì về phía chính quyền mỗi địa phương triển khai dự án điện tái tạo hoàn toàn có thể tái phân phối lợi ích đến người dân địa phương thông qua vô số kênh khác nhau.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng (mũ cối đứng giữa) kiểm tra các dự án điện gió ở huyện Hướng Hóa.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng (mũ cối đứng giữa) kiểm tra các dự án điện gió ở huyện Hướng Hóa.

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, khi triển khai các dự án, hai thực thể hưởng lợi trước tiên là doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Bài toán lợi ích sẽ được giải quyết một cách bền vững nếu cùng đặt quyền lợi người dân lên với nhà nước và doanh nghiệp. Như thế, người dân và doanh nghiệp hoàn toàn có thể cùng nhau sẻ chia lợi ích. Chính quyền địa phương có vai trò đưa ra các cơ chế ràng buộc, ưu tiên tuyển dụng người bản địa cùng việc chủ dự án đầu tư thêm các hạng mục an toàn, an sinh.

>>Phát triển điện gió ngoài khơi cần học kinh nghiệm quốc tế

>>Phát triển công nghiệp phụ trợ điện gió: Góc nhìn từ nhà sản xuất Trung Quốc

>>Dân sống bất an, không được bồi thường bên dự án điện gió nghìn tỷ

Doanh nghiệp có nguồn lực để biến gió thành tiền mà người dân không có khả năng làm. Vấn đề cần tháo gỡ là sự hoán đổi để đạt được cán cân công bằng, để người dân an tâm bàn giao mặt bằng, chuyển đổi sinh kế.

Thực tế, việc phát triển “nóng” năng lượng tái tạo ở miền Trung vừa qua, ngoài nguồn lợi chung cho ngân sách, năng lượng sạch và tài chính cho doanh nghiệp đã phát sinh nhiều hệ lụy, khiếu kiện đền bù. Những tác động về môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu hay “nứt vỡ kết cấu” cộng đồng xã hội của người dân mất đất… cũng không hề nhỏ.

Khái niệm “phát triển bền vững” được nhắc nhiều trong thời gian gần đây - nó không chỉ được đo bằng lãi ròng của doanh nghiệp, mức thuế nộp cho ngân sách. Một “hàn thử biểu” quan trọng khác chính là đời sống của người dân địa phương trong mối quan hệ cùng có lợi với doanh nghiệp và nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Trị: “Đánh đổi” với điện gió

    02:00, 15/09/2022

  • Phát triển điện gió ngoài khơi cần học kinh nghiệm quốc tế

    03:00, 12/09/2022

  • Phát triển công nghiệp phụ trợ điện gió: Góc nhìn từ nhà sản xuất Trung Quốc

    03:00, 07/09/2022

  • Dân sống bất an, không được bồi thường bên dự án điện gió nghìn tỷ

    03:06, 24/08/2022

  • Phát triển điện gió ngoài khơi: Cần sớm hoàn thiện quy hoạch không gian biển

    11:00, 23/08/2022

  • Điện gió ngoài khơi, góp phần phát triển kinh tế biển bền vững

    11:30, 18/08/2022

  • Hải Phòng: Đẩy nhanh các thủ tục thực hiện Dự án điện gió ngoài khơi

    00:50, 08/08/2022

  • Liên danh T&T và Orsted đầu tư điện gió ngoài khơi tại Thái Bình

    10:24, 03/08/2022

  • Dự án điện mặt trời, điện gió dở dang: Đề xuất đàm phán với EVN để bán điện

    00:39, 28/07/2022

  • Phát triển điện gió ngoài khơi - Bài 2: Cần chính sách nhất quán và dài hạn

    05:00, 26/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
An sinh từ điện gió
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO