Trong quý 2/2023, xu hướng biên lãi ròng (NIM) của đa số các ngân hàng đều suy giảm, tuy nhiên có sự phân hóa.
>>>Tăng trưởng của 27 ngân hàng niêm yết đang ra sao?
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2023, theo báo cáo tài chính quý 2 và lũy kế tại 30/6/2023, bắt đầu phản ánh những khó khăn.
Trước hết, với biên lãi ròng (NIM), phần lớn đều có sự suy giảm.
Thu nhập lãi thuần theo ghi nhận, các ngân hàng có quý thứ 2 tiếp tục suy giảm do (1) môi trường lãi suất huy động tăng cao (2) các chương trình hỗ trợ của chính phủ hạ lãi suất đầu ra hỗ trợ nền kinh tế tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận ròng của các ngân hàng. Trung bình NIM của các ngân hàng suy giảm 6 điểm phần trăm trong quý 2/2023.
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, phần lớn biên lãi ròng của các ngân hàng đều suy giảm so với quý 1/ 2023. Đặc biệt những doanh nghiệp có dư nợ cho vay trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và bất động sản (BĐS) chiếm tỷ trọng lớn có biên lãi thuần ảnh hưởng nặng nề hơn trong quý 2/2023.
Xu hướng NIM trong quý 2/2023 của đa số các ngân hàng đều suy giảm, tuy nhiên có sự phân hóa:
>>>Tỷ giá bật tăng có đáng lo?
Thứ nhất, NIM suy giảm mạnh ở nhóm NHTM lớn như VPB, TCB, MBB chủ yếu từ việc dư nợ cho vay BĐS và TPDN của các ngân hàng này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay, ngoài ra NIM của các ngân hàng này còn bị ảnh hưởng bởi chi phí huy động tăng cao trong thời gian vừa rồi.
Thứ hai, nhóm SOBs là nhóm duy trì được NIM ổn định trong các giai đoạn biến động vừa rồi do thanh khoản dồi dào, vì vậy không phải chịu nhiều áp lực huy động; bên cạnh đó là danh mục cho vay có độ an toàn cao.
Thứ ba, chỉ có STB, VIB và CTG có thể duy trì mức NIM cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể VIB và CTG tận dụng nguồn vốn hiệu quả từ thị trường liên ngân hàng và STB là không còn áp lực lãi dự thu.
Như chúng tôi đã nhận định, biên lãi ròng của các ngân hàng sẽ gặp nhiều áp lực trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá rằng, biên lãi ròng của ngành ngân hàng hiện tại có thể đã đi vào vùng đáy.
Theo đó, NIM của các ngân hàng sẽ cần thời gian để hồi phục. Chúng tôi kỳ vọng một số ngân hàng có (1) tỷ lệ cho vay cá nhân cao (2) tỷ lệ LDR thấp (3) tỷ lệ vốn ngoại tệ trên tổng nguồn vốn thấp (4) cơ cấu tiền gửi ổn định như MBB và VIB sẽ có nhiều cơ hội cải thiện NIM hơn so với các ngân hàng khác.
Về hiệu quả hoạt động: Lợi nhuận của các ngân hàng đã bắt đầu phản ánh những khó khăn trong quý 2/ 2023.
Cụ thể lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng trong quý 2 2023 bị ảnh hưởng bởi: Áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khi chất lượng tài sản suy giảm; tăng trưởng tín dụng tương đối ảm đạm trong 6 tháng 2023 tuy nhiên đã có những dấu hiện tích cực; NIM của các ngân hàng sẽ tiếp tục chịu áp lực do điều kiện của thị trường (như nêu trên); tuy nhiên chúng tôi cho rằng sẽ dần cải thiện trong nửa sau năm 2023; và cuối cùng, các khoản thu nhập ngoài lãi suy giảm do tình hình chung của thị trường hiện nay.
Với kết quả nửa đầu năm 2023, chúng tôi đánh giá, theo diễn biến hiện nay năm 2023 vẫn sẽ là một năm nhiều khó khăn bất lợi cho ngành ngân hàng; song một số ngân hàng như VCB, MBB, ACB, BID vẫn được đánh giá cao do các điều kiện lợi thế, nền tảng kinh doanh, chất lượng tài sản và danh mục khách hàng tốt. Đây đều là những ngân hàng cũng đã và đang có những "câu chuyện riêng" trong chiến lược kinh doanh và nguồn vốn.
Có thể bạn quan tâm
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch” vì đâu?
04:00, 16/08/2023
Thúc đẩy cho vay lĩnh vực ưu tiên, HDBank tạo lối đi riêng cho tăng trưởng tín dụng
16:00, 15/08/2023
Điều kiện tiếp cận tín dụng nhìn từ Thông tư 06/2023
05:30, 15/08/2023
Thống đốc NHNN: Dự án chưa đủ điều kiện kinh doanh vẫn được vay tín dụng
11:00, 16/08/2023