Áp lực cạnh tranh thu hút FDI: Thu hút FDI chất lượng cao

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bộ KH&ĐT năm 2023, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam dự kiến tăng trưởng cao hơn năm trước với mức tăng hơn 30% và hướng đến mốc 38 tỷ USD.

>> Dự án FDI mới vào Việt Nam tiếp tục tăng

LTS: Theo Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2023 cũng như giai đoạn 2021-2030, Việt Nam sẽ thu hút các dự án công nghệ cao, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao và có tác động lan tỏa tích cực.

Trao đổi với DĐDN, TS. Nguyễn Quốc Việt - Viện phó Viện Nghiên cứu kinh tế chính sách (VEPR) cho biết, mặc dù Việt Nam tiếp tục đón nhận nhiều cơ hội thu hút FDI. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh thu hút FDI cũng lớn hơn do những thay đổi của kinh tế thế giới.

- Ngay từ đầu năm, nhiều dự án FDI đăng ký mới tại Việt Nam đạt con số ấn tượng, tạo kỳ vọng lạc quan hơn trong năm 2023, thưa ông?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài. Kỳ vọng lạc quan, đến từ hai yếu tố. Thứ nhất, các nhà cung ứng của tập đoàn nổi tiếng toàn cầu như Apple có mong muốn chuyển dịch chuỗi giá trị sang Việt Nam để cân bằng những rủi ro không lường trước được do biến động địa chính trị thế giới hay những thay đổi khó lường trước trong chính sách của một số quốc gia. Thứ hai, các doanh nghiệp FDI đã hoạt động tại Việt Nam tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh làm cho nguồn vốn đầu tư bổ sung và mở rộng chiếm tỷ trọng đáng kể. Điều này cho thấy niềm tin tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài với thị trường Việt Nam.

- Việc thu hút dự án FDI tại Việt Nam sẽ có những thay đổi trong bối cảnh Trung Quốc đã mở cửa trở lại và một số quốc gia trong ASEAN đang nỗ lực đón dòng đầu tư FDI dịch chuyển, thưa ông?

Bên cạnh những cơ hội, thu hút FDI trong thời gian tới dự báo khó khăn hơn do nhiều yếu tố tạo áp lực. Khi Trung Quốc chấp nhận sống chung với dịch COVID-19, mở cửa kinh tế sẽ níu chân các tập đoàn nước ngoài ở lại tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất.

Trong ASEAN, Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh thu hút FDI với một số quốc gia như Singapore, Indonesia, Thái Lan… Các nước này đã tận dụng khá tốt Hiệp định khu vực tự do ASEAN để phát triển một số ngành công nghiệp theo hướng xanh và bền vững, tạo những thế mạnh nhất định trong thu hút FDI. Về mặt thị trường và chính sách, các quốc gia trên đều rất cởi mở trong môi trường kinh doanh, nhất là các thủ tục đầu tư được thực hiện nhanh gọn và thuận lợi với xu thế đầu tư lĩnh vực then chốt, lĩnh vực mới. Chẳng hạn như Indonesia đang thu hút nhiều dự án đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô điện phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Ngoài áp lực cạnh tranh trên, vốn FDI đăng ký mới trên toàn cầu giảm tốc từ cuối năm ngoái do suy thoái kinh tế là yếu tố bất lợi khách quan tạo ra thách thức với dòng đầu tư của Việt Nam.

 Sản xuất điều hoà nhiệt độ tại Cty Sanyo Việt Nam tại KCN Bình Dương. Ảnh: Quốc Tuấn

Sản xuất điều hoà nhiệt độ tại Cty Sanyo Việt Nam tại KCN Bình Dương. Ảnh: Quốc Tuấn

- Ông có thể nói rõ thêm về những yếu tố bất lợi cả khách quan và chủ quan?

Việt Nam đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc cải cách môi trường đầu tư kinh doanh nhưng một số tín hiệu gần đây cho thấy vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Đó là việc thực thi chính sách, thể chế chưa thống nhất, đâu đó còn rào cản làm nản lòng các nhà đầu tư, nhất là trong việc thực thi thể chế tại địa phương.

Chỉ số sản xuất của nhà quản trị mua hàng tuy đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức dưới 50. Đây là tín hiệu không tốt bởi bao hàm cả tâm lý, triển vọng đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi 70% xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài.

- Trước áp lực cạnh tranh lớn, chúng ta cần chuẩn bị tâm thế ra sao để nắm bắt cơ hội thu hút FDI chất lượng, thưa ông?

Tiếp tục cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, thống nhất cho doanh nghiệp là quan trọng nhất. Trong đó, các giải pháp cải cách bao gồm bảo đảm quyền tài sản, cải cách về điều kiện kinh doanh, sửa đổi các quy định đầu tư, đất đai, xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách. Trong đó, chú trọng cải cách thị trường tài chính để thu hút nhanh chóng và sử dụng có hiệu quả các vốn.

Với sự phát triển của công nghệ, chúng ta cần có chính sách thu hút và chọn lọc các dự án FDI chất lượng vào các lĩnh vực có giá trị cao và hướng tới phát triển bền vững, kinh tế xanh. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề và làm chủ công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ… để sẵn sàng thu hút các tập đoàn công nghệ lớn.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp lực cạnh tranh thu hút FDI: Thu hút FDI chất lượng cao tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713516498 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713516498 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10