Áp lực đáo hạn trái phiếu cuối năm 2023

Diendandoanhnghiep.vn Giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) từ nay đến cuối năm 2023 vẫn còn rất lớn.

 Tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn từ nay đến cuối năm 2023 là 115.831 tỷ đồng. Nguồn: VNDirect

Tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn từ nay đến cuối năm 2023 là 115.831 tỷ đồng. Nguồn: VNDirect

>>> Hệ quả từ việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp "sân sau"

Lãi suất thấp: Điều kiện tốt cho trái phiếu ngân hàng

Trong tháng 8/2023, có tới 10 đợt phát hành trái phiếu của các ngân hàng với giá trị lên tới hơn 12.000 tỷ đồng. Theo đó, ACB có 3 đợt phát hành với tổng giá trị 6.500 tỷ đồng, MSB phát hành 1.000 tỷ đồng, OCB 2.000 tỷ đồng, BacABank 800 tỷ đồng, BIDV 700 tỷ đồng, ABB 3.000 tỷ đồng…

Dữ liệu FiinRatings ghi nhận trị giá huy động trái phiếu ngân hàng chiếm tỉ lệ lớn với 55,65% trên tổng phát hành trong tháng. Lãi suất phát hành của nhóm ngân hàng (trong mức từ 6-9,1%/năm) thấp hơn hẳn so với các nhóm khác, nhất là so với nhóm BĐS và công nghiệp (lãi suất cao nhất 14,5%/năm). Song song đó, ngân hàng cũng mua lại trái phiếu chiếm 49,39% trong tổng số 12,36 nghìn tỷ đồng trái phiếu được mua lại trong tháng.

Song song đó, ngân hàng cũng mua lại trái phiếu chiếm 49,39% trong tổng số 12,36 nghìn tỷ đồng trái phiếu được mua lại trong tháng. Theo đó, có thể thấy là các TCTD một mặt đang đẩy mạnh mua lại, mặt khác phát hành mới, nhằm cơ cấu khối lượng và chất lượng TPDN phát hành, theo hướng vừa đảm bảo các quy định vừa có thể có lãi suất phù hợp. Hoạt động cơ cấu nguồn vốn và sẵn sàng cho nguồn vốn mới sẽ giúp các TCTD vừa giúp giảm dư thừa vốn hiện tại, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện hệ số an toàn vốn.

>>> Khơi dòng tài chính xanh: “Định danh” trái phiếu xanh

CTCP MAS cho rằng  lượng phát hành TPDN của các ngân hàng đã bắt đầu khởi sắc trở lại, đây có thể là chỉ báo sớm cho sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng.

Còn áp lực trái phiếu đáo hạn cuối năm

Dữ liệu VBMA cho biết trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 115.831 tỷ đồng. 48,11% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm Bất động sản với gần 55,734 tỷ đồng, theo sau là nhóm Ngân hàng với 23,110 tỷ đồng (chiếm 19,95%).

Các con số này không chỉ tạo áp lực thanh toán mà còn cần nhớ, sẽ “lũy kế” áp lực thanh toán lên nhiều thêm, ở những doanh nghiệp đã khất nợ trái chủ khi trái phiếu đến hạn trong những tháng qua. 

Việc “lũy kế” áp lực này có tương tự như sức nặng của chiếc áo phủ thêm khó khăn cho các doanh nghiệp, trong bối cảnh một số nhóm ngành chưa cải thiện khả năng trả nợ và danh sách doanh nghiệp "vỡ nợ kỹ thuật" - theo thuật ngữ của ADB - tức là không có khả năng thanh toán phải đàm phán gia hạn trái phiếu với trái chủ, vẫn đang dài thêm?

Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng Nghị định 08/2023 và Thông tư 03/2023/TT-NHNN sẽ hết hiệu lực cuối năm nay. Do đó, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngoài nhóm ngân hàng có vị thế, cần chuẩn bị cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn mới nếu không có quy định mới nào khác cho phép kéo dài các quy định tại các văn bản pháp lý nói trên.



Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp lực đáo hạn trái phiếu cuối năm 2023 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714333106 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714333106 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10