Áp lực lạm phát tăng cao, hoá giải cách nào?

Diendandoanhnghiep.vn Trong báo cáo gửi tới Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chính phủ thừa nhận, rủi ro lạm phát trong thời gian tới là hiện hữu, xuất phát từ nhiều yếu tố không thuận lợi ở cả phía cung và phía cầu.

>> Hóa giải thách thức lạm phát

Chính phủ cho biết, nhiều tổ chức quốc tế điều chỉnh tăng dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2022. Trong đó, quỹ Tiền tệ quốc tế mới đây dự báo lạm phát tại Việt Nam sẽ đạt 3,9% cuối năm nay; còn Ngân hàng Standard Chartered đưa ra viễn cảnh lạm phát vượt 4% trong năm 2022 và có thể đạt mức 5,5% vào năm 2023.

nhiều tổ chức quốc tế điều chỉnh tăng dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 - Ảnh minh họa

Nhiều tổ chức quốc tế điều chỉnh tăng dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 - Ảnh minh họa

Thực tế, từ đầu năm đến nay, giá bán lẻ xăng đã có 9 lần điều chỉnh tăng, 3 lần giảm. Đặc biệt, từ cuối tháng 4 tới nay, giá xăng đã tăng 4 lần liên tiếp, đưa mặt hàng này lập kỷ lục mới về giá, việc giá xăng liên tục tăng mạnh và vượt mốc 30.000 đồng/lít được coi là cú đánh bồi gây tác động dây chuyền lên cước vận tải, chi phí sản xuất, logistics, giá cả thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón và giá nguyên, nhiên vật liệu khác...

Ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, giá cả tăng nhanh trên diện rộng chứ không chỉ gói gọn trong giá năng lượng, đẩy nỗi lo lạm phát lên cao. Đối với nước ta, giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5%, do vậy, giá xăng dầu càng tăng cao thì càng gây khó khăn đối với nền kinh tế. Với nhiều yếu tố tác động, dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2022 nằm trong khoảng 4-4,5%.

Lạm phát ở mức cao sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng của nền kinh tế. Trong bối cảnh giá cả hàng hóa tăng cao, người tiêu dùng sẽ phải thắt chặt chi tiêu hằng ngày, chi tiêu sụt giảm từ các hộ gia đình sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, bởi các doanh nghiệp bán được ít hàng hóa hơn, dẫn tới sản xuất, kinh doanh sụt giảm và các dự án đầu tư cũng bị trì hoãn.

>> FED: Không dừng tăng lãi suất đến khi ổn định lạm phát

Trước thực trạng đã nêu, theo các chuyên gia, để kiềm chế lạm phát thông thường có hai công cụ là chính sách tài khóa và tiền tệ, nhưng trong bối cảnh vừa phải xoa dịu cơn bão giá mà không cản trở đà phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, cần có hướng xử lý hài hòa các công cụ này.

Chuyên gia cho rằng, cơ quan điều hành tiếp tục nâng cao hiệu quả trong phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ - Ảnh minh họa

Chuyên gia cho rằng, cơ quan điều hành cần tiếp tục nâng cao hiệu quả trong phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ - Ảnh minh họa

Chuyên gia kinh tế - Ngô Trí Long cho rằng, cơ quan điều hành cần tiếp tục nâng cao hiệu quả trong phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ trong điều hành cung tiền, lãi suất, trung hòa lượng tiền vào-ra, điều tiết giá cả.

“Cùng với đó, nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, bao gồm các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, các gói kích cầu và cung, từ đó nắn dòng tiền vào những lĩnh vực có triển vọng phục hồi mạnh và tính lan tỏa cao, góp phần tăng vòng quay tiền trong nền kinh tế thực, phục hồi kinh tế tốt hơn, từ đó giảm áp lực lạm phát”, ông Long chia sẻ.

Trao đổi bên lề Quốc hội, đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, xung đột Nga - Ukraine kéo dài dẫn đến khủng hoảng năng lượng, giá nhiên liệu, xăng dầu, khí đốt kéo theo mặt bằng giá cả khác cũng tăng.

Dẫn chứng thực tế tại nhiều nước trên thế giới, lạm phát đang tăng lên, như: Mỹ hiện nay lạm phát ở mức 8,5% - cao nhất trong 40 năm qua, châu Âu lạm phát 7,4 % cao nhất trong 30 năm; tại Anh lạm phát là 9% - cao nhất trong 30 năm… Theo ông Ngân, với đất nước có độ mở kinh tế lớn, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình biến động của thế giới, đặc biệt là nhập khẩu lạm phát.

“Lạm phát cao sẽ dẫn đến phải “uống thuốc liều cao để trị bệnh”, một trong những liều thuốc rất ngại uống nhưng phải uống đó là thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài khóa và nâng lãi suất trên thị trường. Đây là điểm mà chúng ta rất lo ngại khi Fed đã 2 lần liên tục tăng lãi suất trong tháng vừa qua”, đại biểu Trần Hoàng Ngân bày tỏ.

Từ đó, vị đại biểu này đề nghị, cần tăng cường kiểm soát giá, chống đầu cơ, tránh tình trạng “té nước theo mưa”, đảm bảo nguồn cung hàng hóa đầy đủ để góp phần bình ổn giá cả. Đặc biệt, Chính phủ nên sớm trình Quốc hội đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu.

Đồng quan điểm, đại biểu Đặng Bích Ngọc - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cũng cho biết, hiện nay, giá xăng dầu thay đổi từng ngày. Qua tiếp xúc cử tri, người dân rất băn khoăn, nếu giá xăng tiếp tục tăng cao sẽ kéo theo một loạt mặt hàng thiết yếu tăng giá, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, nhất là những người nghèo sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Do vậy, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để kiềm chế giá xăng dầu, trong đó có giảm các loại thuế, tránh những tác động đẩy mặt bằng giá các hàng hóa khác tăng.

“Tôi mong muốn các bộ, ngành có đánh giá hết sức kỹ lưỡng, quan tâm để vừa tạo điều kiện tốt nhất cho người dân. Từ đó, người dân được tiếp cận với nguồn xăng giá cả hợp lý cũng như giảm giá các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, cũng cần tính toán kỹ để không làm ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách cũng như điều tiết chung của Chính phủ”, đại biểu Đặng Bích Ngọc kiến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp lực lạm phát tăng cao, hoá giải cách nào? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713469292 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713469292 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10