Áp lực tỷ giá dịu bớt

Hà Anh 12/07/2019 04:30

Tỷ giá USD/VND đã đảo chiều giảm mạnh trong phiên ngày 11/7 vừa qua trong bối cảnh đồng USD trên thị trường thế giới cũng giảm giá mạnh trước kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất.

gdg

Tỷ giá USD/VND đã đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 11/7 do USD index giảm sau phiên điều trần của Chủ tịch FED

Đảo chiều giảm mạnh

Sau 3 phiên tăng liên tục kể từ đầu tuần với mức tăng tổng cộng khoảng 18 VND/USD, tỷ giá trung tâm đã được NHNN giảm mạnh trở lại trong phiên ngày 11/7 với mức giảm 15 VND/USD xuống còn 23.064 VND/USD. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần là 23.756 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.372 VND/USD.

Trong khi đó, tỷ giá tại các ngân hàng lại có xu hướng giảm liên tục kể từ đầu tuần. Hiện giá mua vào USD của các nhà băng phổ biến trong khoảng 23.130 – 23.140 VND/USD, còn giá bán ra phổ biến trong khoảng 23.250 – 23.260 VND/USD. Như vậy, cả giá mua và bán USD của các nhà băng đều giảm khoảng 50 VND/USD so với cuối tuần trước.

Như vậy, diễn biến của tỷ giá trung tâm khá phù hợp với biến động của đồng USD trên thị trường thế giới. Theo đó, đồng USD trên thị trường thế giới đã bật tăng mạnh ngay khi bước vào tuần giao dịch mới nhờ kỳ vọng Fed có thể hoãn thời điểm cắt giảm lãi suất sau Báo cáo việc làm tháng 6 vô cùng khả quan tại Mỹ. Chỉ số đồng USD đã lập đỉnh 3 tuần là 97,5 điểm trong phiên ngày 9/7.

Có thể bạn quan tâm

  • Yếu tố nào tác động mạnh đến tỷ giá cuối năm 2019?

    Yếu tố nào tác động mạnh đến tỷ giá cuối năm 2019?

    04:30, 06/07/2019

  • Tỷ giá USD/VND có trở thành “con tin” của tương lai?

    Tỷ giá USD/VND có trở thành “con tin” của tương lai?

    08:00, 11/06/2019

  • Cách ly hai “ngòi nổ”, tỷ giá USD/VND đang khác biệt

    Cách ly hai “ngòi nổ”, tỷ giá USD/VND đang khác biệt

    09:00, 10/06/2019

  • Kịch bản tệ nhất có thể xảy ra với tỷ giá nửa cuối năm 2019 là gì?

    Kịch bản tệ nhất có thể xảy ra với tỷ giá nửa cuối năm 2019 là gì?

    11:12, 27/05/2019

  • Doanh nghiệp cần làm gì để phòng ngừa rủi ro tỷ giá?

    Doanh nghiệp cần làm gì để phòng ngừa rủi ro tỷ giá?

    04:30, 25/05/2019

  • “Sóng” tỷ giá (Kỳ II): Áp lực từ ngừng cho vay ngoại tệ

    “Sóng” tỷ giá (Kỳ II): Áp lực từ ngừng cho vay ngoại tệ

    11:01, 19/05/2019

  • Phòng ngừa rủi ro tỷ giá

    Phòng ngừa rủi ro tỷ giá

    02:24, 19/05/2019

  • “Sóng” tỷ giá (Kỳ I): Lo tác động gián tiếp

    “Sóng” tỷ giá (Kỳ I): Lo tác động gián tiếp

    11:05, 16/05/2019

  • Chuyên gia HSBC Việt Nam: Doanh nghiệp cần chủ động trong phòng vệ rủi ro tỷ giá

    Chuyên gia HSBC Việt Nam: Doanh nghiệp cần chủ động trong phòng vệ rủi ro tỷ giá

    09:00, 16/05/2019

Tuy nhiên, đồng USD đã quay đầu giảm nhanh sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell phát đi tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tại cuộc họp chính sách diễn ra ngày 30-31/7 tới. Hiện chỉ số đồng USD đã giảm từ mức đỉnh 3 tuần xuống còn 96,9 điểm trong phiên ngày 11/7, tương đương giảm hơn 0,6%.

Trong khi diễn biến tỷ giá tại các ngân hàng, ngoài việc phải căn theo tỷ giá trung tâm mà cơ quan điều hành ấn định, còn phụ thuộc vào cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Quả vậy, hiện nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào do nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang chảy mạnh vào Việt Nam, cụ thể vốn FDI giải ngân trong 6 tháng đầu năm nay đạt tới 9,1 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2018; trong khi vốn gián tiếp cũng đạt tới 8,12 tỷ USD, tăng 98,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, cán cân thương mại ước tính đã quay trở lại trạng thái xuất siêu trong tháng 6...

“Diễn biến tỷ giá trong thời gian gần đây liên tục hạ nhiệt trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ tiếp tục dồi dào. Bên cạnh đó, lạm phát trong tháng 6 ở mức thấp cũng giúp ổn định tỷ giá”, BVSC nhận định.

Tỷ giá sẽ ổn định hơn

Trong Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2/2019, VEPR cho rằng sức ép từ tiến trình bình thường hóa tiền tệ ở các nền kinh tế lớn trên thế giới đã giảm bớt, giúp NHNN bớt áp lực hơn trong việc điều hành tỷ giá. Tỷ giá sẽ không có sự biến động nhiều trong năm 2019 và có thể nằm trong mức mục tiêu đã đề ra”, VEPR dự báo.

Sở dĩ VEPR đưa ra nhận định nói trên do: Thứ nhất, FED có thể sẽ giảm lãi suất trong tháng 7. Thứ hai, các đồng tiền châu Á đang được cho là bị định giá thấp so với USD. Thứ ba, Việt Nam nằm trong danh sách cần giám sát thao túng tiền tệ của Mỹ. Điều này đặt NHNN dưới áp lực điều hành tỷ giá linh hoạt, hạn chế chính sách tiền tệ để tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng VEPR, tỷ giá trung tâm đã tăng trong quý 2 theo đà tăng của quý 1, dù mức tăng không lớn. Từ năm 2018 đến nay, NHNN không tuyên bố chính thức nhưng đã phá giá VND ở mức độ hợp lý. Tuy vậy, mức thay đổi tỷ giá đang ngày một thấp hơn dưới áp lực từ phía quốc tế: quý 4/2018 tăng 1,8%, quý 1/2019 tăng 1%, quý 2/2019 chỉ tăng 0,3%.

Trên thực tế, tỷ giá đã ổn định hơn so với trước đây do một số nguyên nhân: Thứ nhất, NHNN đã chủ động tăng tỷ giá trung tâm từ đầu năm, nhằm thu hẹp khoảng cách với thị trường quốc tế. Thứ hai, nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào, đặc biệt đến từ dòng vốn FDI giải ngân. Thứ ba, việc tỷ giá ổn định trong một số năm gần đây đã tạo dựng được niềm tin đối với thị trường, giúp giảm thiểu tâm lý đầu cơ, tích trữ USD.

Với diễn biến như hiện nay và nguồn lực ngoại hối đã được tăng cường, nhiều chuyên gia dự báo, NHNN sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt tỷ giá, với mức biến động tăng từ 1- 2% từ nay đến cuối năm 2019.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Áp lực tỷ giá dịu bớt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO