CEO Apple, Tim Cook đến Việt Nam là thông điệp mạnh mẽ cho thấy, tập đoàn công nghệ khổng lồ này đã chọn Việt Nam cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
>>Lý do khiến Apple chuyển sang Việt Nam
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc mạnh mẽ như hiện nay, những chuyến thăm của các tỷ phú, lãnh đạo tập đoàn hàng đầu thế giới không khác gì công việc của một nguyên thủ quốc gia - tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh.
CEO Apple, Tim Cook đến Việt Nam trong bối cảnh hãng này đang dịch chuyển ra khỏi “công xưởng thế giới”. Sự cố đình công tại nhà máy lắp ráp Iphone lớn nhất Foxconn đã thúc đẩy Apple tính phương án mới.
Số liệu do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) công bố mới đây cho thấy lô hàng iPhone toàn cầu trong quý 1/2024 đã giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Apple đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường smartphone cao cấp nơi hãng hoạt động, đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc.
Theo IDC, Apple đã âm thầm phát triển thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ ba của Việt Nam về số lượng xuất xưởng, sau Oppo và Samsung. Và Việt Nam đang trên đường trở thành một địa điểm sản xuất quan trọng của Apple.
Apple đang chuyển một số nguồn lực kỹ thuật quan trọng sản xuất iPad sang Việt Nam. Các chuyên gia nước ngoài đánh giá, Việt Nam được cho là đang tham gia vào việc phát triển và sản xuất MacBook, iPad và Apple Watch. JPMorgan dự báo, iPad được sản xuất tại Việt Nam chiếm 20% sản lượng toàn cầu, Macbook chiếm 5%, Apple Watch chiếm 20% và AirPods chiếm 65%.
Người Việt rất hâm mộ các sản phẩm thông minh của Apple, là thị trường tiêu thụ rất lớn Iphone, MacBook và Appe Watch. Hơn nữa, Việt Nam tạo điều kiện tốt nhất để thu hút các nhà đầu tư chất lượng như công ty của Tim Cook.
Đến cuối năm 2023, Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) trong chuỗi cung ứng của hãng này sang nước ta. Tổng cộng có hơn 32 nhà máy của các hãng cung ứng hàng đầu Foxconn, Luxshare, Compal và GoerTek cũng đã sẵn sàng sản xuất ở Việt Nam.
Điều này rất có ý nghĩa với Việt Nam, đặc biệt thúc đẩy chuỗi cung ứng từ Đài Loan tăng cường “đổ bộ” xuống Đông Nam Á, theo chân khách hàng lớn như Apple.
>>Apple sẵn sàng cho cuộc cách mạng thực tế ảo
Những hoạt động bên lề có vẻ “nhỏ nhặt” của Tim Cook tại Hà Nội đều liên quan đến các sản phẩm của hãng, ông không ngừng ca ngợi người dùng Việt sáng tạo. Không khó để nhận ra, mục đích cuối cùng của vị CEO này là tăng cường sự hiện diện của Apple trên mảnh đất hình chữ S.
Brian Ma, Phó Chủ tịch nghiên cứu thiết bị khách hàng của IDC, cho biết: “Việt Nam quan trọng với Apple không chỉ vì số lượng người hâm mộ sản phẩm ngày càng tăng, mà còn vì hãng này đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc để phòng ngừa rủi ro”.
Thực ra, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã “lấy lòng” thị trường Việt Nam từ lâu. Phía Apple phát hành một báo cáo tiết lộ rằng họ đã chi tới 16 tỷ USD hỗ trợ các dự án nước sạch, năng lượng và cơ hội giáo dục cho người Việt.
Mới đây, hãng công nghệ đến từ nước Mỹ đã hợp tác với tổ chức nước sạch toàn cầu Gravity Water lắp đặt hệ thống trữ nước mưa tại 131 điểm trường học ở tỉnh Hòa Bình. Đây là dự án có thể giúp cung cấp nước sạch ổn định cho hơn 42.000 học sinh và giáo viên, gia đình ở địa phương. Dự án nước sạch trường học cũng nằm trong một phần cam kết bảo vệ môi trường của Apple.
Có thể bạn quan tâm