Đầu tư như thế nào trên P2P Lending để đáp ứng 3 mục tiêu chính là lợi nhuận, an toàn vốn và đảm bảo tính thanh khoản?
P2P Lending (cho vay ngang hàng) là mô hình kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp giữa người vay với người cho vay (nhà đầu tư). Mô hình này đang trở thành điểm đến cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là giới văn phòng trong bối cảnh lãi tiền gửi ngân hàng giảm mạnh.
Tuy nhiên, đầu tư như thế nào để đáp ứng 3 mục tiêu chính là lợi nhuận, an toàn vốn và đảm bảo thanh khoản trên mô hình mới này là câu chuyện được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Theo ông Kiều Xuân Chiến, một nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Hà Nội, điểm cộng của P2P Lending là tỷ lệ sinh lời khá cao. Trong khi mức lãi suất huy động tiền gửi hiện nay tại các ngân hàng đang giảm mạnh, chỉ dao động từ 3-7% tùy theo kỳ hạn, thì lãi suất đầu tư qua P2P Lending thường cao hơn nhiều.
Lưu ý, nhà đầu tư nên quan tâm đến các sàn P2P có mức lãi suất trung bình từ 14-17%/năm - đây là lãi suất huy động hợp lý theo pháp luật và đảm bảo vận hành ổn định cho doanh nghiệp P2P hợp pháp.
“Nếu đầu tư vào chứng khoán, lên xuống một ngày có thể đạt lợi nhuận 5 – 10%, nhưng cũng có thể mất ngay 5-10% đồng vốn đó. Đầu tư vào Bitcoin thì lợi nhuận lớn nhưng cũng rủi ro rất cao bởi Bitcoin là một thị trường mới nhiều nhà đầu tư chưa hiểu hết được và Việt Nam chưa chính thức công nhận đồng tiền này. Đầu tư vào vàng thì tỉ giá đang diễn biến rất khó lường”, ông Chiến nhận định và cho hay các kênh này đều cần kiến thức sâu về tài chính hoặc công nghệ. Nếu nhà đầu tư đang tìm kiếm một kênh đầu tư ổn định, không quá phức tạp với lãi suất cao hơn ngân hàng thì P2P Lending có thể là một lựa chọn phù hợp.
Tính thanh khoản ra sao?
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, mỗi kênh đầu tư sẽ có ưu nhược điểm khác nhau về nhu cầu vốn. Một số kênh đầu tư muốn gia nhập đòi hỏi số vốn từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng, và nên nắm giữ trong dài hạn. Nếu nhà đầu tư chỉ có số vốn nhỏ và muốn rút vốn bất cứ khi nào thì các kênh tiền gửi ngân hàng hay P2P Lending đều có nhiều điểm cộng tương đồng.
“Xét về tính thanh khoản thì P2P Lending linh hoạt hơn rất nhiều so với việc đầu tư vào một số kênh truyền thống. Chẳng hạn, bất động sản không thể thanh khoản trong vòng 10 - 20 ngày. Nhưng với kênh huy động P2P Lending, khi có khoản tiền chưa dùng ngay, mà doanh nghiệp huy động vốn cần trên sàn, nhà đầu tư có thể cho vay chỉ trong vòng 10 - 30 ngày là có thể rút ra cả gốc lẫn lãi”, ông Chiến cho biết.
Còn theo một nhà đầu tư khác, bà Nguyễn Thị Phương Hoa, số vốn yêu cầu ban đầu của P2P có thể chỉ từ vài triệu đồng và do vậy, hình thức đầu tư này đang trở thành lưạ chọn được quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ, đặc biệt là giới nhân viên văn phòng muốn đa dạng hoá các hình thức tiền gửi ngoài ngân hàng.
An toàn vốn: đáp ứng của P2P đến đâu?
Hiện tượng bùng nợ trên các sàn P2P không phải chuyện hiếm. Để hạn chế câu chuyện này, nhà đầu tư nên tìm hiểu các doanh nghiệp P2P có khả năng kiểm soát và thẩm định thông tin về đối tượng cần vay vốn một cách tối ưu.
“Một số sàn P2P Lending đặt mục tiêu rất rõ ràng: chỉ cho vay đối với doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tin cậy. Như vậy, câu chuyện thẩm định sẽ không còn “bất khả thi”, ông Chiến nhận định. Dẫn ví dụ về VNVON.COM – một sàn P2P chỉ kết nối cho vay đối với doanh nghiệp được cấp phép, ông Chiến cho hay điều này giúp nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro trong việc bảo toàn nguồn vốn của mình.
“Tại VNVON.COM, các doanh nghiệp trên sàn đều được sàng lọc thông qua quy trình thẩm định chặt chẽ về lịch sử tín dụng, báo cáo tài chính, phương án kinh doanh…trước khi được đưa lên hệ thống, nhưng bạn vẫn nên tự nghiên cứu thêm các thông tin trước khi quyết định đầu tư”, ông Chiến nói.
Con số hàng tỷ đô la không ngừng tăng lên mỗi ngày là minh chứng rõ ràng cho sức hút rất lớn của P2P Lending. “Với khoảng hơn 70 triệu người sử dụng điện thoại di động, 64 triệu người sử dụng Internet, Việt Nam sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho P2P Lending phát triển, bổ sung thêm những phương thức đầu tư mới hấp dẫn cho cộng đồng nhà đầu tư rộng lớn trong dân cư”, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo quy định về cơ chế thử nghiệm (Sandbox) có kiểm soát cho hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có P2P Lending. Thông tin này được cho là sẽ tạo ra cơ chế hiệu quả hơn cho một kênh tiếp cận vốn mới, linh hoạt và thuận tiện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, và đồng thời cũng mở ra một kênh đầu tư mới hiệu quả bên cạnh các kênh truyền thống như chứng khoán, quỹ đầu tư hay bất động sản…
Có thể bạn quan tâm