Rủi ro khó lường nếu chiến sự Nga - Ukraine kéo dài

Diendandoanhnghiep.vn Chiến sự Nga- Ukraine vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và sẽ còn kéo dài. Điều này không chỉ làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực, năng lượng, mà có thể làm lan rộng xung đột quân sự.

>> Severodonetsk sắp thất thủ, Nga sớm kiểm soát Donbass?

Mỹ có nhiều đợt viện trợ quân sự cho Kiev từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tấn công Ukraine. (Ảnh: AP)

Mỹ có nhiều đợt viện trợ quân sự cho Ukraine từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tấn công Ukraine. Nguồn: AP

Với Mỹ, các chuyên gia cho rằng nhiều kinh nghiệm được rút ra từ việc đánh giá khả năng quân sự, huấn luyện quân đội trong điều kiện thực đến cách sử dụng chiến thuật bất đối xứng, làm suy yếu điểm mạnh và khai thác điểm yếu của đối thủ.

Theo Bộ trưởng Lục Quân Mỹ Wormuth, khủng hoảng Ukraine cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực thông tin đối với Mỹ. "Chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống tác chiến đô thị, nơi đối phương sẵn sàng sử dụng trọng pháo", bà Wormuth cho biết.

Tuy nhiên, Nga là quốc gia nhận được nhiều bài học hơn cả. Nga đã mắc nhiều sai lầm trước khi bắt đầu chiến sự ở Ukraine vào tháng 2/2022. Nhiều sai lầm của Nga bắt nguồn từ việc không linh hoạt trong điều chỉnh chiến lược.

Hơn nữa, Nga đã để Ukraine khai thác những thiếu sót về hậu cần, làm dấy lên hàng loạt câu hỏi về những yếu kém trong vấn đề quản lý. Các lực lượng Nga dường như cũng không được huấn luyện đầy đủ về loại hình hoạt động mà họ được yêu cầu thực hiện, họ phần lớn là lính nghĩa vụ ít được đào tạo và tinh thần tác chiến thấp. Các chuyên gia cho rằng những điểm yếu này sẽ dẫn đến một thất bại chiến lược tác chiến ở Ukraine nếu Nga không kịp thời khắc phục.

Trong khi đó, Ukraine đã có nhiều bước đột phá. "Quân đội Ukraine đã có nhiều điểm “thay da đổi thịt" và gây nhiều bất ngờ", Tướng Tony Thomas, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các chiến dịch Đặc biệt của Mỹ cho biết và chỉ ra rằng, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và các thành viên NATO, Ukraine dần đổi mới những chiến lược tác chiến và sử dụng các vũ khí hiện đại hiệu quả.

Quan trọng hơn, người dân, quân đội Ukraine quyết tâm bảo vệ gia đình, quê hương và đất nước của mình. Và sự sẵn sàng hy sinh của người dân Ukraine để chống lại Nga đã truyền cảm hứng cho các tổ chức hỗ trợ quốc tế, từ hỗ trợ an ninh và thiết bị quân sự cho đến viện trợ kinh tế và nhân đạo cùng các biện pháp trừng phạt Nga. 

Tuy nhiên, bà Michèle Flournoy, Đồng sáng lập, Giám đốc Trung tâm An ninh mới của Mỹ, cho rằng Mỹ và các đồng minh cần xem xét kỹ càng hơn để chuẩn bị cho các cuộc đụng độ quân sự có thể xảy ra giữa Mỹ và các đồng minh NATO với Nga trong tương lai. Trên hết, Mỹ không thể và không nên đợi cho đến khi xung đột bùng phát mới bắt đầu đẩy mạnh khả năng ngăn chặn xâm lược và tự vệ.

>> Không nhượng bộ nhau, chiến sự Nga- Ukraine sẽ có kết cục ra sao?

Những phương tiện tại Ukraine bị phá hủy do pháo kích

Những phương tiện tại Ukraine bị phá hủy do pháo kích

Chiến sự Nga- Ukraine được nhiều chuyên gia quân sự dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp và kéo dài. Do đó, sẽ còn nhiều bài học hơn nữa cho nhiều quốc giia. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời điểm chấm dứt chiến sự Nga- Ukraine sẽ phụ thuộc phần lớn vào Nga. Ông Volodymyr Fesenko, một nhà phân tích chính trị ở Kiev cho rằng: “Điều nghịch lý của tình hình chiến sự Nga- Ukraine hiện nay là cả hai bên vẫn tin vào chiến thắng. Chỉ khi nào hai bên thực sự nhận ra sự bế tắc, thì một thỏa thuận ngừng chiến mới có thể xảy ra, dù đó có thể chỉ là tạm thời”.

Ông Stefano Stefanini, cựu Đại sứ Italy tại NATO nhận định: "Chiến sự Nga- Ukraine càng kéo dài, thì sẽ càng tăng nguy cơ bất ổn ở những nước láng giềng. Hiện nay, Châu Âu muốn một thỏa thuận hòa bình với những điều kiện có thể chấp nhận được. Nhưng dù thoả hiệp ra sao và khi nào, thiệt hại kinh tế sẽ rất lớn không chỉ đối với Ukraine hay Nga, mà còn đối với toàn thế giới.

"Các nhà hoạch định chính sách phải khẩn trương tìm ra các giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng toàn cầu; nếu không, các cuộc khủng hoảng đó sẽ kéo theo mối đe dọa suy thoái, chia rẽ nội bộ ở phương Tây. Các quốc gia cũng không thể chủ quan nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột với Ukraine. Bởi vậy, thỏa thuận hòa bình là cách giải quyết tối ưu dù đây vẫn là một tương lai xa vời".

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rủi ro khó lường nếu chiến sự Nga - Ukraine kéo dài tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714395208 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714395208 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10