Vì sao thỏa thuận Nga - Ukraine đổ vỡ phút chót?

Diendandoanhnghiep.vn Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko tiết lộ, nếu không có các yếu tố bên ngoài chi phối Kiev, thì Nga và Ukraine đã đạt được thỏa thuận hòa bình hồi tháng 4 vừa qua.

Ngay từ đầu, ông Zelensky không cho thấy lập trường vững vàng

Ngay từ đầu, ông Zelensky không cho thấy lập trường vững vàng trong chiến sự Nga- Ukraine

>> Thỏa thuận Minsk “tháo ngòi” khủng hoảng Ukraine?

Điểm then chốt của thỏa thuận này là Ukraine không được gia nhập liên minh quân sự, ám chỉ NATO; duy trì tình trạng trung lập như một số quốc gia châu Âu hiện nay.

Rất nhiều cuộc trao đổi cấp thấp giữa hai bên đã được sắp xếp tại Belarus sau vài ngày nổ ra chiến sự, được duy trì đến cuối tháng 3 và mọi thứ đã rơi vào im lặng tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) khi Tổng thống Putin nhận định, Kiev tự ý bỏ nguyên tắc ban đầu.

Năm 2019, Ukraine sửa đổi Hiến pháp, bổ sung điều khoản “gia nhập NATO là tầm nhìn triển vọng về tương lai Ukraine”. Trong rất nhiều phát biểu sau đó, Tổng thống Zelensky khẳng định rõ ràng mục tiêu này, không ngại va chạm với Nga.

Đến khi chiến sự xảy ra, Ukraine vẫn hướng về NATO như giải pháp cuối cùng để loại trừ sức ép từ Nga. Nhưng trong cuộc phỏng vấn với đài ABC News (Mỹ) mới đây, ông Zelensky bày tỏ: “Tôi đã trở nên kém mặn mà với vấn đề này sau khi nhận ra rằng NATO không sẵn sàng chấp nhận Ukraine.”

Cho dù quan điểm của Ukraine như thế nào chăng nữa, ông Putin vẫn không đặt niềm tin ở láng giềng, từ người tiền nhiệm của ông Zelensky. Nga nâng cảnh báo Ukraine gia nhập NATO là “lằn ranh đỏ”.

NATO không thể kết nạp Ukraine, một mặt do nước này không đáp ứng đủ điều kiện, bị vướng vào tranh chấp lãnh thổ, xung đột với Nga tại vùng phía Đông; mặt khác NATO không muốn căng thẳng với Nga, do trước đó Nga đã gửi đến Mỹ “8 điểm” nêu rõ quan ngại an ninh.

Đến nay, Ukraine đã không hoàn thành nhiệm vụ hiến định, lại còn vướng vào cuộc chiến hao sức tốn của với Nga. Và bây giờ, đã quá muộn để Ukraine rút lại quan điểm, Putin không muốn dừng lại ở Donbass!

Mỹ, NATO, châu Âu quyết tâm loại Nga khỏi bàn cờ chiến lược, nhưng không muốn giải quyết việc này bằng một cuộc chiến tranh đẫm máu, vì nó quá nguy hiểm với toàn bộ các quốc gia có liên quan. Đó là lý do liên minh này thường xuyên sử dụng lệnh cấm vận kinh tế, ngoại giao nhằm vào Nga.

NATO không kết nạp Ukraine, cũng không hề ủng hộ Kiev và Moscow chung sống hòa bình. Phải chăng có ý đồ nào phía sau? Bà Valentina Matviyenko rõ ràng có lý do khi cáo buộc “thế lực bên ngoài ngăn Kiev đạt được thỏa thuận với Nga”.

Vũ khí Mỹ đã đến Ukraine bằng phương thức viện trợ lẫn cho thuê

Thứ nhất, thông qua Ukraine, phương Tây gián tiếp làm suy yếu Nga, bằng cách viện trợ vũ khí, tiền bạc, kêu gọi quốc tế “tẩy chay” Putin, xem cuộc chiến của người dân Ukraine là chính nghĩa, bảo vệ Tổ quốc. Không chiến mà thắng!

Không kết nạp Ukraine cũng là cách tránh xung đột trực tiếp với Nga; đồng thời sử dụng Ukraine như một quân cờ trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm; kể cả việc phải hy sinh lợi ích căn bản của mấy trăm triệu dân châu Âu để khóa chặt nền kinh tế Nga.

Thứ hai, kích thích sử dụng vũ lực để có lợi cho các tập đoàn sản xuất vũ khí, được xem là thế lực có ảnh hưởng rất lớn trong chính trường Mỹ.

Nhiều quốc gia châu Âu xem Nga là lý do để gia tăng chi tiêu quốc phòng mua sắm vũ khí. Những tập đoàn sản xuất vũ khí như Lockheed Martin, Boeing, General Dynamics, Raytheon và Northrop Grumman coi đây là cơ hội làm ăn béo bở.

Đáng chú ý, Mỹ vừa thông qua đạo luật cho phép Ukraine thuê khí tài quốc phòng. Vì sao không phải là viện trợ hoàn toàn? Cũng sẽ đến lúc Kiev phải mua vũ khí Mỹ với bất cứ giá nào, đó là đặc sắc chủ nghĩa thực dụng kiểu Mỹ.

Thứ ba, đây là cuộc chơi giữa các nước lớn mang “đặc sắc Mỹ” mà Ukraine vô tình mắc kẹt. Rất nhiều mô típ tương tự đã xảy ra. Mỹ tuyên bố Jerusalem là thủ đô của nhà nước Do thái Israel bất chấp sự phản đối kịch liệt từ thế giới Hồi giáo; quan tâm sâu sắc đến nhân quyền, chính trị tại Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông...

Thứ tư, bất kể cuộc chiến Nga- Ukraine kết thúc như thế nào thì bên được lợi nhiều nhất là Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ. Hai cường quốc châu Á tha hồ mua dầu khí Nga giá rẻ. Ukraine ngày càng dựa chặt vào Mỹ để cậy nhờ vũ khí, tiền bạc,…

Trong cuốn sách nổi tiếng “Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hong Bing đã mô tả rất chi tiết cách thức gia tộc Rothschild sử dụng ảnh hưởng tài chính và mánh lới để khuynh loát quyền lực chính trị, thâu tóm cổ phiếu, định đoạt thị trường, tham gia vào những cuộc mặc cả quyền lực lẫn buôn bán số phận các quốc gia vay nợ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao thỏa thuận Nga - Ukraine đổ vỡ phút chót? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713553165 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713553165 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10