Bản lĩnh của nhà sáng lập tập đoàn Samsung khi mới khởi nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Mất hơn một nửa số vốn sau thời gian khởi nghiệp với cửa hàng xay xát gạo ở Masan, Lee Byung-chul vẫn giữ được sự tỉnh táo để xem xét nguyên nhân thất bại.

>> Hành trình khởi nghiệp của tỷ phú Nathan Kirsh

Lee Byung-chul trăn trở chọn nơi để khởi nghiệp. Ông muốn kinh doanh ở Seoul vì ở đó có nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề và cũng dễ kiếm được nhiều tiền, nhưng có vẻ như số vốn của ông quá ít ỏi. Ông cũng cân nhắc những nơi khác như Busan, Daegu hay Pyeongyang. Nhưng thời bấy giờ, ở các thành phố lớn, người Nhật đang nắm quyền thương nghiệp nên rất khó để chen vào.

Cuối cùng, Masan với địa hình bằng phẳng do nằm giữa vùng đồng bằng Gimhae đã lọt vào tầm ngắm của ông. Ông liền bán mảnh đất của mình rồi lên đường đi Masan. Toàn bộ nông sản của tỉnh Gyeongnam đều đổ hết về Masan, chỉ riêng số gạo chuyển đến Masan mỗi năm cũng đã lên đến vài triệu thạch. Lee Byung-chul không hề vội vàng. Đầu tiên, ông phân tích môi trường kinh doanh và chọn mặt hàng gạo. Cũng giống Chung Ju-yung, ông biết gạo chính là tiền.

Tuy nhiên, khác với Chung Ju-yung, trước khi bắt đầu làm một lĩnh vực, Lee Byung-chul suy tính rất kĩ. Trong khi Chung Ju-yung lăn lộn nơi thương trường rồi bắt đầu kiếm tiền từ kinh nghiệm ấy thì Lee Byung-chul tính toán rất thận trọng trước khi làm việc gì và xem xét sự việc một cách hệ thống. Lee Byung-chul tiến hành tìm hiểu những ngành kinh doanh liên quan đến gạo và đã lựa chọn ngành xay xát.

Ở Masan thời bấy giờ, mỗi năm cần xay xát hàng triệu thạch gạo. Các nhà máy xay xát ở Masan luôn chất hàng đống bao lúa chờ đến lượt. Thiết bị xay xát thiếu thốn đến độ ngay cả khi trả tiền trước cũng phải chờ đợi rất lâu. Lee Byung-chul đi một vòng khắp Masan để điều tra tình hình các cơ sở xay xát.

Ông nhận thấy so với các cơ sở có quy mô rất lớn của Nhật, cơ sở của người Triều Tiên chẳng thấm vào đâu. Ông tiếp tục cân nhắc việc nên làm một mình hay làm cùng bạn bè. Sợ dồn hết vốn liếng vào một phi vụ thì quá rủi ro, nên ông bắt tay cùng với Chun Hyun-yong và Kim Jung-soo. Mỗi người góp 10.000 won tiền vốn. Ban đầu, họ định sẽ mở một cửa hàng có quy mô lớn nhất ngay giữa trung tâm Masan nhưng số vốn không đủ. Lee Byung-chul bèn đến Ngân hàng Shiksan (tiền thân của Ngân hàng Công nghiệp) để xin vay vốn.

Ngân hàng hỏi những thứ liên quan đến sự biến động giá gạo và nền kinh tế Nhật Bản. Lee Byung-chul nghĩ có vẻ họ không muốn cho vay nên toàn hỏi những câu vu vơ, nhưng thực chất đó là những câu hỏi rất quan trọng. Sự thay đổi môi trường là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Lúc ấy, Lee Byung-chul đã bỏ qua yếu tố này khi tính toán. Rốt cuộc, ông đã phải nếm mùi thất bại đầu đời do không thể nắm bắt được sự thay đổi trong và ngoài nước.

Cuối cùng, ngân hàng cũng cho Lee Byung-chul vay tiền. Ông dùng số tiền này cộng với số vốn sẵn có để mua các thiết bị tối tân nhất. Một ngày mùa xuân rực rỡ năm 1936, tấm biển “Nhà máy xay xát gạo Hiệp Đồng” được dựng lên. Thương hiệu “Hiệp Đồng” để chỉ sự đồng tâm hiệp lực giữa ba người, nhưng cũng là để đáp trả lại sự miệt thị của người Nhật, vốn cho rằng “Người Triều Tiên không có tính hiệp đồng'.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh sau một năm lại rất thê thảm, hơn một nửa số vốn đã tiêu tán. Một trong số hai người đồng sự là Kim Jung-soo quyết định rút vốn ra.

Lee Byung-chul tiếp tục thận trọng phân tích nguyên nhân. Ông nhận thấy mình quá ngây thơ khi cho rằng cứ miệt mài xay gạo mà không quan tâm đến thời giá cũng vẫn có thể kiếm được tiền. Nhà máy của ông làm ăn thua lỗ là do luôn mua gạo lúc giá đang lên, rồi tiến hành xay xát và bán ra khi giá gạo đang xuống.

Sau khi phân tích, ông quyết định làm cách khác. Khi giá gạo đang tăng, tâm lý các chủ cơ sở xay xát gạo là đợi tăng thêm nữa nên mua gạo vào, lúc này ông sẽ bán ra. Ngược lại, khi giá gạo đang giảm, ông lại mua vào. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản được áp dụng cho ngành đầu tư cổ phiếu hiện nay: Bán ra khi mọi người mua và mua vào khi mọi người bán.

Cuối cùng, ông đã gặt hái được thành công vang dội. Sau khi bù vào phần lỗ vốn trước đó, ông vẫn còn lãi được một khoản kha khá. Đợt quyết toán sau đó cho thấy ngoài phần vốn 30.000 won, cơ sở còn lãi thêm 20.000 won nữa.

Đa số mọi người khi chập chững kinh doanh lần đầu thường phát hoảng khi thấy lỗ, đến nỗi không còn suy nghĩ sáng suốt được nữa, nhưng Lee Byung-chul lại có khả năng giữ được sự tỉnh táo để xem xét một cách khách quan nguyên nhân thất bại, ngay cả trong những thời khắc gian nguy. Đây chính là tố chất của người làm kinh doanh thực thụ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bản lĩnh của nhà sáng lập tập đoàn Samsung khi mới khởi nghiệp tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714091210 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714091210 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10