Tại sao phải bỏ ý thức hệ Mác-Lênin trong khi cả kho tàng đồ sộ của nó không có một chữ nào thể hiện đi ngược lại với sự tiến bộ của nhân loại?
Tôi thường ngồi cà phê với 4 người bạn thân, thỉnh thoảng họ lại mang góc nhìn cá nhân về một vấn đề “nóng” nào đó ra đối sánh cùng nhau. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy cả 4 luồng ý kiến cùng quy về một điểm. Nghĩa là luôn tồn tại mâu thuẫn.
Tuy nhiên, nhờ mâu thuẫn triền miên mà nhóm bạn kia “còn hứng thú” ngồi với nhau. Họ thấy phấn khích khi nói chuyện cùng nhau. Ít ra với người cầu thị luôn xem đó là “diễn đàn” để mở mang hiểu biết để còn “đem chuông đi đánh xứ người”...
Vì sao loài người không thể tìm ra chân lý tuyệt đối? Vì sao trong thế giới này người ta luôn cho rằng không có gì là vĩnh cửu, là tối thượng, là duy nhất, là hoàn hảo?.
Đơn giản, vì mỗi sự vật hiện tượng đều có lý do, hoàn cảnh, điều kiện khác nhau để tồn tại và phát triển. Một thứ có 1 “lẽ sống” riêng cho nó. Với con người, xã hội và quốc gia, năng lượng sống và phát triển không chỉ là cơm ăn nước uống được đo đếm bằng đơn vị calori.
Ẩn dưới sự thịnh vượng hoặc kiệt cùng, tồn tại hay không tồn tại của một quốc gia dân tộc chính là hệ tư tưởng. Vì vậy, trước hết hãy thừa nhận với nhau rằng, việc có một hệ tư tưởng nền tảng dẫn dường soi chiếu đã là diễm phúc. Đặc biệt, hệ tư tưởng ấy đã qua thử thách, chọn lọc và tồn tại mấy thế kỷ nay.
Người Nhật có tư tưởng “võ sĩ đạo/samurai”, điểm gần nhất và cũng xa nhất của nó là “thà chết để bảo vệ danh dự”. Tư tưởng này được người Nhật Bản phát huy trong công cuộc “thần kỳ hóa đất nước”, trong chính trường, “văn hóa từ chức” cũng thể hiện điều đó.
Ở Mỹ, “chủ nghĩa thực dụng kiểu Mỹ” là một trong những nền tảng của văn hóa. Đế lượt văn hóa Mỹ lại là bệ đỡ cho một dân tộc được gọi là “hợp chúng quốc” vô cùng đa dạng và thịnh vượng. Cho nên, khi thực hiện giao lưu văn hóa với thế giới, chúng ta không thể không biết tới chủ nghĩa thực dụng, vì chủ nghĩa thực dụng thấm sâu không chỉ vào lối sống mà cả vào hoạt động khoa học, kỹ thuật, kinh tế của nước Mỹ và nhiều nước khác.
Trong sự đa dạng đó, dân tộc Việt Nam chọn chủ nghĩa Marx-Lenin gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là điều hợp quy luật khách quan. Cũng giống như việc các nước phương Tây lấy tư tưởng của John Locke để xây dựng nhà nước tam quyền phân lập. Hoặc các nước hồi giáo, do thái giáo tin tưởng tuyệt đối vào “đấng tối cao” của mình.
Tại sao lại bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin khi trong hệ thống tư tưởng đồ sộ của nó không có lấy 1 chữ “đi ngược lại với tiến trình tiến bộ của nhân loại”? Trước năm 2010, các nhà nghiên cứu tìm nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Cốt lõi được chỉ ra là “đó là sự sụp đổ của một mô hình nhất định, phần lớn xuất phát từ sự tha hóa, biến chất, đổi màu” của đảng viên.
Từ 2010 đến nay, thêm một nguyên nhân được chỉ ra là, thời kỳ mà chủ nghĩa cộng sản được áp dụng (tính từ 1917) cũng là khoảng thời gian chủ nghĩa tư bản bá chủ toàn cầu. Sự xung khắc Đông - Tây không thể tránh khỏi sự va chạm về ý thức hệ. Cuộc đấu tranh ấy, sự mất còn, được thua là điều đương nhiên.
Liên Xô và các nước XHCN thời kỳ đó tồn tại bằng nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp cao độ (NEV và hợp tác xã). Mô hình ấy đã được chứng minh là tới hạn. Nó cũng giống như các nền kinh tế tư bản khủng hoảng chu kỳ ngày càng ngắn, từ 30 năm, còn 20 và nay là 10 năm. Họ cũng thừa nhận và sửa chữa!
Đến nay, những người cộng sản cũng nhận thức rõ ràng sự mạnh yếu của chế độ phần lớn quyết định bởi “chất lượng người đảng viên” chứ không phải do nền tảng tư tưởng lỗi thời, hay sự chống phá bên ngoài chỉ là hệ quả do ta “làm sai” mà thôi.
Nói như ĐBQH Hoàng Đức Thắng: “Không làm sai, làm trái thì ai chống phá ta được”. Thực tế cho thấy, sự bất mãn trong quần chúng nhân dân không phải vì họ đã đọc hết kho tàng Mác-Lênin và phát hiện ra điều gì đó “ghê gớm”. Mà chủ yếu do sự tha hóa của cán bộ, đảng viên bằng biệt thự, biệt phủ, lối sống xa hoa, trơ trẽn...
Trong thời kỳ đại suy thoái 2008, cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ là “Bộ Tư bản” của K. Marx (Kinh tế chính trị, một trong 3 bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin). Vì sao người tư bản phải tìm đến “di sản” của người cộng sản? Vì họ thiếu nền tảng lý luận về kinh tế thị trường, thiếu hiểu biết về chính bản thân họ, không thể giải thích được nguyên nhân khủng hoảng. Những điều mà Mác đã nghiên cứu tường tận từ hàng trăm năm trước.
Còn tiếp...
Có thể bạn quan tâm
07:10, 05/05/2020
05:00, 01/05/2019
10:00, 22/04/2020
06:31, 19/05/2020
05:31, 19/05/2020
05:00, 19/05/2020
05:00, 19/05/2020
06:00, 18/05/2020