Báo động nợ xấu ngân hàng

LÊ MỸ 19/08/2023 04:00

Nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy những tín hiệu xấu hơn về chất lượng nợ.

>>>Nợ xấu ngân hàng đang “đáng ngại” ra sao?

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng (NPL) của toàn ngành ngân hàng Việt Nam đã tăng mạnh trong quý 2/2023 đạt mức 2,04%, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.

 Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng trong quý 2/2023. Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý 2/2023 của các ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng trong quý 2/2023. Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý 2/2023 của các ngân hàng


Nợ xấu gia tăng

Theo WiGroup, nợ xấu tăng mạnh do sự gia tăng của nợ nhóm 2 trong quý 1 (tăng 27% so với cùng kỳ năm trước) đã phản ánh vào tỷ lệ nợ xấu trong quý 2. Trong đó, tăng trưởng tỷ lệ nợ xấu chủ yếu đến từ khối NHTM lớn và NHTM khác.

Có thể điểm danh một vài NHTMCP lớn dẫn đầu về quy mô nợ xấu tại cuối quý 2 như VPBank (đứng đầu quy mô với hơn 31 nghìn tỷ đồng, tăng 27%); cùng với đó là các ngân hàng lớn cũng có nợ xấu tăng cao trên 50%…

Tuy nhiên, chi phối quy mô nợ xấu, tương ứng với thị phần tín dụng và dư nợ lớn, vẫn là là nhóm NHTM Nhà nước (Agribank, VietinBank, Vietcombank và BIDV), với tổng tỷ lệ nợ xấu nội bảng khoảng 60.000 tỷ đồng/ hơn 213 nghìn tỷ đồng (của 28 ngân hàng).

Đáng quan ngại là nợ nhóm 3 và 4 tăng lần lượt 79% và 41%, nợ nhóm 5 nhích nhẹ 3,5% so với đầu năm, tính chung trên tổng nợ xấu của 28 ngân hàng.

>>>Cần sớm mở cánh cửa thị trường mua bán nợ xấu

Nguy cơ tăng cao hơn

Có nhiều yếu tố khiến nợ xấu sẽ leo thang, đặc biệt là khó khăn của bất động sản (BĐS), kéo theo hàng loạt ngành liên quan.

Tính đến cuối quý 2/2023, dư nợ tín dụng của thị trường BĐS đạt 411.659 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức dư nợ cao nhất trong 5 năm trở lại và tăng trưởng tín dụng tại lĩnh vực này cũng cao hơn so với các lĩnh vực khác. Do đó, sự suy yếu của thị trường này sẽ gây áp lực lên chất lượng tài sản của các ngân hàng có tỷ trọng cho vay BĐS cao như TCB, VPB, SHB,…

Ông Trần Ngọc Báu, Chuyên gia tài chính, TGĐ WiGroup, dự báo áp lực nợ xấu của ngân hàng trong 2 quý cuối năm vẫn sẽ tăng cao hơn do (1) Bộ đệm dự phòng của ngân hàng đã mỏng hơn trong quý 2, đạt mức 102,8%, (2) Thị trường BĐS gặp khó về thanh khoản.

Cuối cùng, các chuyên gia lưu ý tại thời điểm hiện nay, các NHTM đang được đôn đốc để triển khai Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Thông tư này sẽ giúp giảm bớt áp lực tài chính cho các nhà sản xuất kinh doanh, tao cơ hội tiếp cận vốn mới, nhưng thực chất sẽ là “đẩy nợ xấu về tương lai”.

“Tỷ lệ nợ xấu được báo cáo có thể vẫn nằm trong tầm kiểm soát theo chính sách hỗ trợ này, nhưng các số liệu trên BCTC sẽ không phản ánh đầy đủ sự tác động đến chất lượng tài sản. Việc cho các ngân hàng lựa chọn được trích lập dự phòng cho khoản vay tái cơ cấu trong 2 năm sẽ giúp giảm tác động đến lợi nhuận và nguồn vốn của các ngân hàng”, Yuanta Việt Nam đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần cơ chế cởi mở hơn để xử lý nợ xấu

    Cần cơ chế cởi mở hơn để xử lý nợ xấu

    17:27, 14/06/2023

  • Đề xuất VNBA thành lập công ty mua bán nợ xấu

    Đề xuất VNBA thành lập công ty mua bán nợ xấu

    04:04, 23/05/2023

  • Nợ xấu ngân hàng đang “đáng ngại” ra sao?

    Nợ xấu ngân hàng đang “đáng ngại” ra sao?

    05:10, 22/05/2023

  • Cấp bách ban hành Luật xử lý nợ xấu

    Cấp bách ban hành Luật xử lý nợ xấu

    12:00, 21/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Báo động nợ xấu ngân hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO