Bất chấp khủng hoảng, dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam

THY HẰNG 28/10/2023 11:01

Tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 25,76 tỷ USD trong 10 tháng qua vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

>>>Các giải pháp đưa Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt hơn 25,76 tỉ đô la, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 25,76 tỷ USD trong 10 tháng qua vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 25,76 tỷ USD trong 10 tháng qua vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Trong số đó, có 2.608 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 66,1% so với cùng kỳ với tổng vốn đăng ký đạt hơn 15,29 tỉ đô la, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.

Có 1.051 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 19,4% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 5,33 tỉ đô la, giảm 39% so với cùng kỳ.

Mặc dù vốn đầu tư điều chỉnh vẫn giảm, song số lượt dự án điều chỉnh vốn duy trì mức tăng so với cùng kỳ cho thấy các nhà đầu tư tiếp tục mở rộng dự án hiện hữu.

Về góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, có 2.836 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 5,4% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp đạt hơn 5,13 tỉ đô la, tăng 35,4% so với cùng kỳ.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt khoảng 18 tỉ đô la, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 18,84 tỉ đô la, chiếm gần 73,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 45,8% so với cùng kỳ.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 2,14 tỉ đô la, chiếm hơn 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 44,8% so với cùng kỳ.

Các ngành tài chính ngân hàng, bán buôn, bán lẻ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,54 tỉ đô la (gấp 61,4 lần) và gần 907 triệu đô la (tăng 6,3%).

Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 32,8%) và điều chỉnh vốn (chiếm 54,4%). Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn, mua cổ phần (chiếm 41,6%).

Xét theo đối tác đầu tư, trong 10 tháng năm 2023, đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 4,65 tỉ đô la, chiếm hơn 18% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam và giảm 13% so với cùng kỳ 2022.

Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 3,93 tỉ đô la, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư và tăng 0,5% so với cùng kỳ. Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,54 tỉ đô la, chiếm hơn 13,7% tổng vốn đầu tư và gấp gần 2,6 lần so với cùng kỳ.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 10 tháng năm 2023.

Quảng Ninh vượt lên dẫn đầu về vốn đầu tư thu hút được với việc cấp mới thêm hai dự án đầu tư lớn trong tháng 10, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,09 tỉ đô la, chiếm gần 12% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,8 tỉ đô la, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 2,14 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, TPHCM, Bắc Giang.

Các chuyên gia đánh giá, môi trường đầu tư thuận lợi tiếp tục là yếu tố “hút” nhà đầu tư nước ngoài đăng ký dự án đầu tư mới và giải ngân vốn đầu tư những tháng đầu năm.

>>>Doanh nghiệp FDI ở Hải Dương vượt “bão”

Đáng lưu ý, theo nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Từ đầu năm 2023 đến nay, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông kết nối các địa phương cũng như liên vùng đã được khởi công. Đây là tiền đề để thu hút các nhà đầu tư, vì khi quyết định chọn địa điểm đặt nhà máy sản xuất, các tập đoàn lớn đều nhìn vào hạ tầng như là điều kiện đầu tiên.

môi trường đầu tư thuận lợi tiếp tục là yếu tố “hút” nhà đầu tư nước ngoài đăng ký dự án đầu tư mới và giải ngân vốn đầu tư những tháng đầu năm.

Môi trường đầu tư thuận lợi tiếp tục là yếu tố “hút” nhà đầu tư nước ngoài đăng ký dự án đầu tư mới và giải ngân vốn đầu tư những tháng đầu năm.

Việc giảm thủ tục hành chính cũng được nhiều địa phương quyết tâm thực hiện giúp nhà đầu tư thuận lợi tiến hành các thủ tục đầu tư. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh: “Vừa qua, trong hội nghị với các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng cũng chia sẻ thông điệp rất rõ ràng đó là tiếp tục hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ hơn nữa để giải quyết những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư. Tiếp tục củng cố và tăng cường niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư, kinh doanh, chính sách của chính phủ, đó chính là động lực cơ bản nhất để chúng ta thúc đẩy hơn nữa hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới”.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến thu hút đầu tư có chọn lọc, đồng thời các nguồn vốn FDI từ các doanh nghiệp cũng hướng tới phát triển bền vững, một số lĩnh vực đầu tư liên quan đến kinh tế số, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo được đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

Chính vì vậy, việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo năng lực của các đối tác trong nước và củng cố chuỗi cung ứng dài hạn, xây dựng chuỗi sản xuất giảm phát thải là những bài toán cấp bách được đặt ra. Đây chính là những yếu tố để hấp dẫn thêm nhiều doanh nghiệp từ các đối tác lớn của Việt Nam như Singapore, Hoa Kỳ, Hàn Quốc…

Chia sẻ về năng lực từ doanh nghiệp trong nước khi hướng đến đáp ứng nhu cầu và yêu cầu từ đối tác quốc tế, ông Nguyễn Văn Nghĩa – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty ANCL Group, đơn vị chuyên gia công linh kiện ứng dụng trong các ngành bán dẫn, ô-tô, y tế, dầu khí,… cho biết: Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã liên tục phải thay đổi, điều chỉnh để đáp ứng những yêu cầu từ quốc tế. Biết vị trí và xuất phát điểm của mình chưa cao, các doanh nghiệp của Việt Nam xác định việc học hỏi không ngừng với tinh thần cầu thị chính là một phần yếu tố trong bức tranh tổng thể để đồng hành và giữ chân các “đại bàng kinh tế” ở lại.

Có thể bạn quan tâm

  • Các giải pháp đưa Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

    01:57, 28/10/2023

  • Doanh nghiệp FDI ở Hải Dương vượt “bão”

    00:30, 20/10/2023

  • “Tính toán” lại chính sách thu hút đầu tư FDI

    02:00, 06/10/2023

  • Vốn FDI giữ đà tăng mạnh

    15:27, 02/10/2023

  • Hải Phòng: Xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp phụ trợ và FDI

    15:17, 29/09/2023

  • Quảng Ninh: Bàn giải pháp săn "đại bàng" FDI

    10:17, 25/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bất chấp khủng hoảng, dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO