Bất động sản công nghiệp: “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”

ĐÌNH ĐẠI 24/11/2020 05:30

Dù nguồn cung không đủ để đáp ứng nhu cầu, nhưng cơ hội không đến với mọi doanh nghiệp bất động sản công nghiệp nói chung.

Thiếu nhiều cụm, khu công nghiệp chuyên ngành

Mới đây, các doanh nghiệp trong Hiệp hội Cơ khí điện TP. HCM khẩn thiết kiến nghị cần sớm xây dựng khu, cụm công nghiệp hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững. Theo lãnh đạo Hiệp hội, mặc dù TP. HCM được coi là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, nhưng đến nay vẫn chưa có một khu, cụm công nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ nào nhằm tạo điểm tham quan, kết nối… cho các doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có cơ hội giao thương, ký kết hợp tác.

Cung không đủ cầu, nhưng cơ hội không đến với mọi doanh nghiệp bất động sản công nghiệp nói chung. Sự phân hóa vẫn đang diễn ra…

Nguồn cung bất động sản công nghiệp không đủ để đáp ứng nhu cầu cầu. Tuy nhiên, cơ hội không đến với mọi doanh nghiệp trong ngành.

Theo số liệu từ Bộ kế hoạch và Đầu tư, TP. HCM hiện đang là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút số lượng dự án đầu tư mới. Trong 10 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng TP. HCM vẫn thu hút được 719 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 3,25 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư.

Giới chuyên gia BĐS cho rằng, việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp những tháng đầu năm nay đang có sự bứt phá rõ nét hơn do có sự dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Bên cạnh đó, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020 cũng là một lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Ngoài ra, nhờ lợi thế về chi phí, cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các chính sách hỗ trợ đến từ Chính phủ cũng như việc khống chế dịch bệnh hiệu quả, đã giúp Việt Nam đang được nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng và đánh giá cao.

Nhu cầu tăng cao, nhưng quỹ đất dành cho quy hoạch KCN không còn nhiều đang là một cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp BĐS công nghiệp có nhiều quỹ đất. Trong 10 tháng đầu năm nay, cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mới chỉ ghi nhận 4 KCN mới chào thuê, trong đó, Long An có 2 KCN, Đồng Nai có 1 KCN và TP. HCM có 1 KCN. Trong khi các KCN hiện hữu có tỷ lệ lấp đầy đã đạt trên 80%, riêng TP. HCM là trên 90%.

Giới chuyên gia nhận định, nhu cầu thuê BĐS công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn nhiều khả năng sẽ còn tăng cao trong thời gian tới sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, đặc biệt là sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực.

Phân hóa kết quả kinh doanh

Nhu cầu tăng cao, nhưng nguồn cung lại không đủ đáp ứng, khiến thị trường BĐS công nghiệp luôn sôi động. Trong 9 tháng đầu năm 2020, ghi nhận nhiều doanh nghiệp ngành BĐS công nghiệp có sự tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, Công ty CP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Up.COM: NTC), với doanh thu thuần quý III/2020 đạt 103 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 98 tỷ đồng, tăng 116% so với cùng kỳ năm 2019.

Cổ phiếu NTC đang có chuỗi tăng trưởng ấn tượng, với 16 phiên tăng điểm liên tiếp, đưa thị giá cổ phiếu lên mức 312.000đ/cp, trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất TTCK Việt Nam.

Cổ phiếu NTC đang có chuỗi tăng trưởng ấn tượng, với 16 phiên tăng điểm liên tiếp, đưa thị giá cổ phiếu lên mức 312.000đ/cp, trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất TTCK Việt Nam.

Kết quả tích cực của NTC đạt được trong quý III chủ yếu đến từ sự tăng trưởng của mảng kinh doanh BĐS. Mảng kinh doanh này đã mang về cho NTC doanh thu 90,4 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài ra, doanh thu tài chính cũng mang về 50,5 tỷ đồng cho NTC, tăng 92% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lãi tiền gửi và cho vay là 34 tỷ đồng, còn lại đến từ cổ tức và lợi nhuận được chia.

Tính đến cuối quý III/2020, NTC có hơn 1.600 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, tăng gấp đôi so với hồi đầu năm nay. Việc nắm giữ một lượng tiền mặt lớn đã mang về khoản lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho NTC và đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp BĐS công nghiệp này.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, NTC ghi nhận doanh thu thuần đạt 195 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 239 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhờ có sự tăng trường cao cả về doanh thu và lợi nhuận, cổ phiếu NTC đã có mức tăng trưởng lên đến 86% so với hồi đầu năm nay, đưa thị giá của cổ phiếu này từ 165.000đ/cổ phiếu (ngày 2/01/2020) lên 308.000đ/cổ phiếu (ngày 20/11/2020) và trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tương tự, Công ty CP Khu công nghiệp Hiệp Phước (UpCOM: HPI), với lợi nhuận sau thuế quý III/2020 đạt 115 tỷ đồng, tăng gấp 24 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Có được kết quả trên là do doanh thu cho thuê đất tăng 525% khi công ty có nhiều hơn các hợp đồng đã thanh toán đạt mức 95%. Doanh thu khác bao gồm cấp nước và xử lý nước thải, cho thuê nhà lưu trú, doanh thu tài chính… cũng tăng 30%.

Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu của HPI mặc dù giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận vẫn tăng 30% đạt 131 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty đã vượt đến 103% kế hoạch năm nay.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp ngành BĐS công nghiệp cũng ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan, thậm chí thua lỗ như trường hợp của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC), với doanh thu thuần quý III chỉ đạt 202 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ năm ngoái, công ty lỗ ròng 21 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên KBC ghi nhận lỗ sau 7 năm...

BĐS công nghiệp là câu chuyện chuẩn bị hạ tầng cho dài hạn. Vậy từ năm 2021 trở đi, với nguồn cung còn yếu, cầu có thể tăng khi vốn FDI chảy mạnh, BĐS công nghiệp sẽ mang đến giá trị lớn cho nhóm doanh nghiệp BĐS nói chung hay vẫn sẽ tiếp tục có sự phân hóa “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”?

Có thể bạn quan tâm

  • Bất động sản công nghiệp cần có kết cấu mềm

    Bất động sản công nghiệp cần có kết cấu mềm

    00:14, 22/11/2020

  • Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ không ảnh hưởng đến bất động sản công nghiệp Việt Nam

    Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ không ảnh hưởng đến bất động sản công nghiệp Việt Nam

    05:00, 19/11/2020

  • Nhà đầu tư Trung Quốc

    Nhà đầu tư Trung Quốc "đổ bộ" vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

    08:00, 17/11/2020

  • Bất động sản công nghiệp “bấp bênh” vì COVID-19

    Bất động sản công nghiệp “bấp bênh” vì COVID-19

    05:30, 04/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bất động sản công nghiệp: “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO