Quyết định “mở cửa” đường bay quốc tế được kỳ vọng sẽ tăng cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có cả các dự án khu công nghiệp.
>>> Bất động sản công nghiệp kỳ vọng bứt tốc nhờ nối lại đường bay
Mới đây, Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài gòn (Saigontel), một thành viên thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn cùng với VinaCapital và Công ty Aurous (Singapore) ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án tổ hợp công nghiệp đô thị 700ha tại tỉnh Bắc Giang. Tổng giá trị đầu tư dự án dự kiến lên đến 2,5 tỷ USD.
Trước đó không lâu, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư phát triển Khu công nghiệp – Đô thị Đại An cùng với các nhà đầu tư Ấn Độ đã ký kết hợp tác đầu tư phát triển dự án thành phố công viên dược phẩm quốc tế tại Hải Dương với quy mô 960 ha, tổng mức đầu tư từ 10-12 tỷ USD.
Một ông lớn khác là DRH Holdings chủ yếu được biết đến ở phân khúc nhà ở cũng không đứng ngoài cuộc. Ông Phan Tấn Đạt, Chủ tịch HĐQT, DRH Holdings cho biết tiếp tục đẩy mạnh phát triển BĐS công nghiệp thông qua các công ty con và công ty liên kết. Từ nay đến 2025 sẽ là thời gian DRH Holdings chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng này.
BĐS công nghiệp được coi như "miếng bánh ngon" mà nhiều nhà đầu tư mong muốn. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận BĐS công nghiệp không hề dễ dàng, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Có thể bạn quan tâm |
Báo cáo cạnh tranh trong lĩnh vực BĐS công nghiệp tại Việt Nam", do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) thực hiện vừa công bố cho thấy, đến thời điểm hiện tại, miền Bắc có khoảng 63,5 nghìn ha đất công nghiệp được đưa vào quy hoạch với 238 khu, cụm công nghiệp đã hoạt động và đang được xây dựng.
Năm 2021, đánh dấu sự bùng nổ của thị trường BĐS công nghiệp miền Bắc, với tỷ lệ lấp đầy đạt mức cao và thu hút nhiều doanh nghiệp hơn.
Báo cáo cũng chỉ ra đặc điểm quan trọng để phát triển BĐS công nghiệp là: Tiềm lực vốn của nhà đầu tư tương đối cao để đảm bảo vốn đầu tư theo yêu cầu của khu phát triển trong giai đoạn đầu; thời gian chiếm dụng vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư dài hơn BĐS nhà ở và BĐS thương mại, đặc điểm này đã trở thành rào cản gia nhập đối với DN nhỏ và vừa không đủ vốn.
Ngoài ra, quy mô đầu tư của BĐS công nghiệp thường từ vài tỷ đến vài trăm tỷ, vốn đầu tư, quản lý và vận hành cũng đa dạng, thời gian hoàn vốn đầu tư có thể kéo dài đến hơn chục năm, nếu năng lực không đủ, sẽ xảy ra tình huống đứt quỹ.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội chỉ rõ, hầu hết doanh nghiệp phát triển về BĐS cho rằng, hai vấn đề lớn mà họ đang phải đối diện đó là vốn và khả năng tiếp cận dự án của doanh nghiệp. Hơn thế, thị trường BĐS công nghiệp hiện tại khác xa rất nhiều 10 - 15 năm trước, đã phát triển xu hướng xây dựng hoàn thiện sẵn nhà kho, nhà xưởng rồi mới cho thuê, hoặc cho thuê kho bãi... chứ không chỉ làm hạ tầng như trước đây.
Bên cạnh đó, BĐS công nghiệp tại Việt Nam đang có nhiều thách thức trong liên kết với chuỗi cung ứng, kho bãi, trong khi giao thông mới chỉ ở giai đoạn đầu.
Song song đó, những thách thức về nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục xuất nhập khẩu còn nhiều điểm vướng. Do vậy hoạt động của BĐS công nghiệp cần có sự tham gia của chủ đầu tư có năng lực nhất định.
Có thể bạn quan tâm
Bất động sản công nghiệp kỳ vọng bứt tốc nhờ nối lại đường bay
05:00, 16/03/2022
Tương lai còn gọi tên cổ phiếu bất động sản công nghiệp
05:00, 01/03/2022
Nhà ở đô thị và bất động sản công nghiệp tiếp tục chiếm ưu thế
00:25, 18/02/2022
Thị trường bất động sản công nghiệp cạnh tranh gay gắt
11:00, 16/02/2022