Bất động sản cửa khẩu có phải "gà đẻ trứng vàng"?

VI ANH 21/04/2023 01:00

Sở hữu vị trí thuận lợi, bất động sản thương mại tại khu vực cửa khẩu đang có những yếu tố thu hút như tính thanh khoản cao cùng giá trị lợi nhuận lớn.

>>Khu Đông Hà Nội: Tâm điểm thị trường bất động sản năm 2023

Trong bối cảnh thị trường bất động sản “ảm đạm” do các chính sách cũng như dòng tiền đang bị hạn chế, bất động sản tại các cửa khẩu đang là thị trường “sáng” trong giai đoạn này.

Do tính độc lập khác biệt hẳn so với phân khúc nhà ở, thị trường này bao gồm nhiều loại tài sản có thể kể đến như văn phòng, căn hộ cho thuê, mặt bằng bán lẻ tại các khu trung tâm mua sắm, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trường học…

Theo bà Trần Thị Phương Hiền - Tổng Giám đốc NewstarHomes cho biết: "Việc nhiều doanh nghiệp bất động sản tìm đến những thị trường mới được xem là hướng đi đúng đắn, nắm bắt tốt thị trường, đa dạng hóa thị trường và mở ra cơ hội cho thị trường BĐS phát triển đồng đều trên khắp cả nước, trong đó có các thành phố cửa khẩu”. 

Việc kinh doanh trên thị trường bất động sản thương mại có tính thanh khoản tốt hơn so với các loại hình khác. Cụ thể, nguồn lợi nhuận lớn ngoài đến từ cư dân hiện hữu còn có sự đóng góp lớn của lượng khách du lịch tại các Chợ Du lịch liền kề cửa khẩu quốc tế. Theo một số chuyên gia, các nhà đầu tư đa phần đều lựa chọn vị trí đẹp, sở hữu dài hạn và an toàn thay vì chỉ đầu tư ngắn hạn.

Cửa khẩu là nơi trao đổi và giao thương hàng hóa, thu hút được nguồn tiền lớn tới từ các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.

Một số cửa khẩu nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như Johor Bahru tại Malaysia, tiếp giáp với Singapore. Đây là vị trí thu hút nhiều dự án lớn của hai nền kinh tế đồng thời đạt mức tăng trưởng tới 24% vào năm 2015.

Bên cạnh đó, San Ysidro là cửa khẩu lớn nhất giữa Mỹ và Mexico cùng với nền kinh tế, thương mại và du lịch phát triển vượt bậc. Đây là cửa khẩu đường bộ đông thứ 4 thế giới và phát triển kinh tế các khu vực xung quanh. Đây được coi là thành phố tốt nhất để khởi nghiệp tại nước Mỹ trong năm 2014. Nhiều báo cáo phân tích đã chỉ ra rằng các khu vực gần cửa khẩu đang là điểm sáng bởi ngoài lợi thế về trao đổi thương mại, phát triển du lịch, các ưu điểm như giao thông đồng bộ, phát triển kinh tế kết hợp du lịch nghỉ dưỡng cũng vô cùng thu hút đầu tư.

Tại Việt Nam cũng đang sở hữu nhiều cửa khẩu hiện đại, mang lại nhiều nguồn lợi tiềm năng. Cụ thể có thể kể đến như thành phố Lạng Sơn với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, là nơi giao thương với thị trường 50 triệu dân của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đây không chỉ là nơi cho thông thương buôn bán mà còn là vị trí thuận lợi dành cho các trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội trong vùng.

>>Hà Nội: Thị trường căn hộ dịch vụ chịu áp lực lớn

Ngoài ra nhờ sự đầu tư kết nối lớn đến từ các tuyến giao thông huyết mạch qua Lạng Sơn như cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn, quốc lộ 1, quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, quốc lộ 4A đi Cao Bằng và cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn đang là những yếu tố hạ tầng giúp thúc đẩy khu vực bất động sản cửa khẩu nơi đây.

Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi mức tăng giá của các khu vực ven đô Hà Nội, tuy nhiên Lạng Sơn vẫn ở duy trì ở mức tăng nhẹ. Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất tỉnh giai đoạn 2020-2024, bảng giá đất đề xuất điều chỉnh cho các tuyến đường tại khu vực đô thị và nông thôn tăng trung bình từ 10 - 30% so với bảng giá đất hiện hành. Cùng với đó ban hành chính sách pháp lý minh bạch, thu hút được các nhà đầu tư.

Bên cạnh cửa khẩu Lạng Sơn, thành phố Lào Cai đang có nhiều yếu tố thu hút tạo lợi thế cạnh tranh riêng. Một số yếu tố có thể kể đến như nằm tại vị trí trung tâm khu vực Tây Bắc và Đông Bắc, là cửa ngõ thông thương của các tỉnh miền Bắc với Tây Nam Trung Quốc. Cùng với đó Lào Cai có lợi thế du lịch và kinh tế cửa khẩu nên tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng khi GRDP bình quân đạt 126 triệu/ năm.

Hiện nay có 3 cửa khẩu quốc tế, gồm cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành và ga đường sắt cửa khẩu Lào Cai. Theo thống kê tổng kết năm 2022, giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tại Lào Cai đạt trên 2 tỷ USD, tỉnh này đặt mục tiêu con số này sẽ lên tới 10 tỷ USD năm 2025 và sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.

Bên cạnh lợi thế từ kinh tế cửa khẩu, bất động sản Lào Cai đang có hạ tầng giao thông đường bộ kết nối cả nội địa và quốc tế. Từ đường bộ (Quốc lộ 70, 4D, 4E, 279, cao tốc Nội Bài - Lào Cai); tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai nối với Côn Minh (Trung Quốc), đường thủy (sông Hồng) cho đến đường hàng không với sân bay Sapa quy mô cấp 4C đang chuẩn bị đầu tư xây dựng. Năm 2022 lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt gần 5 triệu lượt, tầm nhìn 2025 là 10 triệu lượt, góp phần tạo sức bật cho thị trường bất động sản nơi đây.

Nhìn chung giới chuyên gia nhận định, việc sở hữu dư địa lớn đã trở thành tiềm năng cho thị trường bất động sản tại đây. Chính quyền cũng đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đơn giản hóa quy trình thủ tục, tiếp đón nhà đầu tư. 

Có thể bạn quan tâm

  • Bất động sản thời khó (kỳ 2): Sống giữa bão tin đồn

    Bất động sản thời khó (kỳ 2): Sống giữa bão tin đồn

    19:14, 19/04/2023

  • Bất động sản thời khó (kỳ 1): Đau đầu tìm “hàng”

    Bất động sản thời khó (kỳ 1): Đau đầu tìm “hàng”

    19:06, 19/04/2023

  • Gỡ vướng cho thị trường bất động sản: Cần tập trung vào các rào cản chính sách

    Gỡ vướng cho thị trường bất động sản: Cần tập trung vào các rào cản chính sách

    17:56, 19/04/2023

  • Tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản

    Tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản

    15:55, 19/04/2023

  • Khu Đông Hà Nội: Tâm điểm thị trường bất động sản năm 2023

    Khu Đông Hà Nội: Tâm điểm thị trường bất động sản năm 2023

    08:00, 19/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bất động sản cửa khẩu có phải "gà đẻ trứng vàng"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO