Bất ngờ con số cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và TP.HCM

VI ANH 31/10/2023 15:00

Báo cáo mới nhất từ Bộ Xây dựng cho thấy, cải tạo các chung cư cũ chỉ hoàn thành 1,14% so với tổng số nhà chung cư cũ tại Hà Nội và 1% tại TP.HCM.

>>Novaland ghi nhận lãi trong Quý III, tập trung hoàn thiện các dự án trọng điểm

Theo Bộ Xây dựng, cải tạo chung cư cũ là một vấn đề quan trọng trong quá trình chỉnh trang, tái thiết đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, kết quả vẫn thấp, việc cải tạo chung cư cũ chỉ hoàn thành 1,14% so với tổng số nhà chung cư cũ ở Hà Nội và 1% ở TP.HCM.

Theo Bộ Xây dựng, cải tạo chung cư cũ là một vấn đề quan trọng trong quá trình chỉnh trang, tái thiết đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ương

Việc cải tạo chung cư cũ là một vấn đề quan trọng trong quá trình chỉnh trang, tái thiết đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.

Ì ạch cải tạo chung cư cũ

Tại khu vực Hà Nội, trong năm 2020, toàn thành phố có 1.579 chung cư cũ, hầu hết được xây dựng vào giai đoạn 1960 - 1992. Tuy nhiên, suốt 20 năm qua mới chỉ hoàn thành cải tạo khoảng 1,14% trong tổng số hơn 1.500 chung cư cũ, khu tập thể cũ cần được sửa chữa, cải tạo, làm mới.

Trong đó, diện tích căn hộ cũ chủ yếu từ 30-50 m2/căn, cá biệt, tại Khu tập thể Văn Chương (Q. Đống Đa) có khoảng 70% số căn hộ với diện tích nhỏ hơn 30m2, nhưng hầu hết đều đã tự cơi nới, sửa chữa để “sống tạm”. Điều này khá nguy hiểm và làm ảnh hưởng xấu tới mỹ quan đô thị. 

Theo thời gian, do không duy tu bảo trì thường xuyên nên hệ thống hạ tầng đô thị hư hại, khiến nhiều chung cư cũ tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng, một số hư hại nặng nề gây nguy hiểm về kết cấu công trình. 

Trong số 401 chung cư cũ được kiểm định có khoảng 80 chung cư cũ nguy hiểm mức độ D (cấp độ nguy hiểm nhất), tuy nhiên tại Hà Nội cũng chỉ mới triển khai được 32 dự án cải tạo chung cư cũ với 18 dự án hoàn thành.

Tại TP.HCM, từ khi chương trình hành động chỉnh trang đô thị và cải tạo chung cư cũ của Thành ủy TP.HCM được đưa ra từ năm 2016 đến năm 2020, mới có 2 chung cư cũ được cải tạo, xây mới trong tổng số 237 chung cư được lên kế hoạch. Bên cạnh đó, hiện có 3 chung cư đang trong quá trình thi công, với diện tích tổng cộng khoảng 260.000m2 sàn cùng hơn 2.000 căn hộ.

Cũng theo nội dung báo cáo, tính đến hết tháng 9, Việt Nam có tổng cộng 902 đô thị. Trong số đó, có 2 đô thị thuộc loại đặc biệt, 22 đô thị thuộc loại I, 36 đô thị thuộc loại II, 45 đô thị thuộc loại III, 94 đô thị thuộc loại IV, và 703 đô thị thuộc loại V.

Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 42,6% (so với 35,7% vào năm 2015). Chất lượng sống tại đô thị từng bước được nâng cao. Trong đó, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc đạt 23,2m2/người và ở đô thị đạt 24,5m2/người và bình quân tại nông thôn đạt 22,5m2/người.

Còn nhiều vướng mắc

>>Chung cư mini “núp bóng” nhà ở riêng lẻ: "Khóa" lỗ hổng pháp lý

Có thể thấy, trong thời kì đô thị hiện đại, các khu chung cư và nhà tập thể cũ đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân bởi sự nguy hiểm. Để nâng cao chất lượng sống, vào ngày 18/12/2021, UBND TP Hà Nội đã ban hành Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội. 

Theo thời gian, do không duy tu bảo trì thường xuyên nên hệ thống hạ tầng đô thị hư hại, khiến nhiều chung cư cũ tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng

Do không duy tu bảo trì thường xuyên nên hệ thống hạ tầng đô thị hư hại, khiến nhiều chung cư cũ tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng.

Để thực hiện Đề án, UBND TP Hà Nội đã ban hành 6 kế hoạch tổ chức thực hiện. Trong đó, Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 31/12/2021 về nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP đã đề ra trong năm 2022 – 2023 được chia làm 4 đợt nhằm tập trung cao độ để hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt đồng bộ quy hoạch chi tiết toàn bộ các khu, nhóm, chung cư cũ độc lập, riêng lẻ trên địa bàn TP. 

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, kế hoạch đã rơi vào tình trạng chậm tiến độ bởi chưa có bất kỳ khu chung cư cũ nào được phê duyệt quy hoạch chi tiết. 

Đơn cử, tại khu vực quận Ba Đình, có tổng cộng 217 chung cư cũ, trong đó có 5 nhà được xác định là nguy cơ nguy hiểm cấp D được đưa vào kế hoạch cải tạo, xây dựng lại trong đợt 1. 

Theo ông Tạ Nam Chiến - Chủ tịch UBND quận Ba Đình, nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, UBND quận đã chủ động báo cáo UBND TP  Hà Nội cho phép đề xuất triển khai trước việc lập tổng mặt bằng. Hiện tại, UBND Quận đã hoàn thành việc lập cơ cấu quy hoạch cho các khu tập thể (Ngọc Khánh, Thành Công và Giảng Võ) cũng như việc tổng mặt bằng cho các căn chung cư nguy hiểm. 

Tuy nhiên, các bước như đấu thầu, chọn nhà thầu để lập nhiệm vụ quy hoạch, lập đồ án quy hoạch chi tiết vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn. Nguyên nhân của việc này là bởi sự phức tạp từ các quy định trong Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu... 

Liên quan đến vấn đề trên, nhiều chuyên gia cũng cho biết, việc xây dựng và cải tạo các căn hộ chung cư cũ, đặc biệt là những căn hộ đã trở nên xuống cấp và hư hỏng đang phải đối mặt với một loạt khó khăn và vướng mắc. Có thể kể đến như thủ tục di dời cư dân ra khỏi các nhà chung cư nguy hiểm, lựa chọn chủ đầu tư cải tạo, thống nhất phương án bồi thường....

Có thể bạn quan tâm

  • Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Cần gỡ “nút thắt” về chuyển nhượng dự án

    Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Cần gỡ “nút thắt” về chuyển nhượng dự án

    17:15, 30/10/2023

  • Hồng Kông lần đầu nới kiểm soát bất động sản

    Hồng Kông lần đầu nới kiểm soát bất động sản

    15:33, 30/10/2023

  • Hướng đi cho bất động sản hình thành trong tương lai

    Hướng đi cho bất động sản hình thành trong tương lai

    01:00, 30/10/2023

  • Cẩn trọng “vòng xoáy nợ nần” khi mua bất động sản phát mãi

    Cẩn trọng “vòng xoáy nợ nần” khi mua bất động sản phát mãi

    12:00, 29/10/2023

  • Bài học từ khủng hoảng bất động sản

    Bài học từ khủng hoảng bất động sản

    03:30, 29/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bất ngờ con số cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và TP.HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO