Bất ổn thị trường xăng dầu: Gốc rễ tại… điều hành

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù không ít giải pháp đã được đưa ra, tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện bất ổn của thị trường xăng dầu thời gian qua, chuyên gia cho rằng, gốc rễ của vấn đề xuất phát từ công tác điều hành…

>> Ổn định thị trường xăng dầu: Cần tập trung “gỡ khó” cho doanh nghiệp

Như đã thông tin, mặc dù Bộ Công Thương, các bộ ngành liên quan đã thường xuyên “bắt mạch” và đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề bất ổn của thị trường xăng dầu thời gian qua, thế nhưng, cho đến nay những bất ổn này vẫn đang hiện hữu, nhất là mới đây, trong cuộc họp thứ hai liên tiếp với Bộ Công Thương, không ít ý kiến doanh nghiệp đầu mối cho rằng, việc nhập khẩu xăng dầu đối với các thương nhân đầu mối tư nhân hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn.

Vẫn còn những quan ngại sau những giải pháp bình ổn thị trường xăng dầu - Ảnh minh họa: NLB

Vẫn còn những quan ngại sau những giải pháp bình ổn thị trường xăng dầu - Ảnh minh họa: NLB

Thực tế, không ít ý kiến cho rằng, do chưa tìm ra trúng những “nút thắt” ở đâu nên các giải pháp ứng xử, các biện pháp can thiệp nhiều hơn vẫn chủ yếu xoay quanh giải pháp mang tính mệnh lệnh hành chính như hô hào, kiểm tra, xử phạt, rút giấy phép... Chính vì vậy, đã dẫn đến hiện trạng doanh nghiệp kinh doanh thì kêu lỗ, một số nơi đứt đoạn nguồn cung, người tiêu dùng thì bất bình do khó mua xăng dầu.

Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, thời gian qua, thị trường xăng dầu thế giới biến động bất thường, trong nước, mặc dù Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan đã tích cực đưa ra các giải pháp để bình ổn thị trường nhưng thị trường vẫn còn những “nút thắt” khiến doanh nghiệp kinh doanh kêu lỗ, một số nơi đứt đoạn nguồn cung... khiến người tiêu dùng gặp bất lợi.

Theo ông Thỏa, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có những giải pháp cần thiết điều hành thị trường song tình trạng “lộn xộn” vẫn diễn ra. Một trong những nguyên do là các giải pháp ứng xử, can thiệp từ phía các cơ quan quản lý chủ yếu vẫn xoay quanh mệnh lệnh hành chính (như kêu gọi, ra lệnh, kiểm tra, xử phạt, rút giấy phép...). Thậm chí, nhiều đơn vị liên quan còn “đổ lỗi” qua lại về những bất cập trong điều hành.

“Cái gốc khiến cung - cầu xăng dầu căng thẳng (theo hướng cung không đáp ứng đủ cầu và đứt gãy nguồn cung ở nhiều nơi) là do việc nhập khẩu xăng dầu trên thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, nhập khẩu ở thị trường có thuế suất ưu đãi thì nguồn hàng không có nhiều, chuyển sang nhập khẩu ở các thị trường khác (có thể suất cao hơn thuế suất ưu đãi) thì không được phép lỗ. Ngoài ra, nguồn tài chính của các doanh nghiệp không đủ để mua hàng do không được tăng thêm hạn mức tín dụng; chi phí đưa xăng dầu về nước (Prenium trong nước, chi phí vận chuyển…) tăng cao hơn quy định song không được điều chỉnh phù hợp”, ông Thỏa chia sẻ.

>> Bất ổn thị trường xăng dầu: Vẫn lúng túng vì đâu?

Chuyên gia cho rằng, gốc rễ của những bất ổn thị trường xăng dầu thời gian qua xuất phát từ công tác điều hành - Ảnh minh họa: VTV

Chuyên gia cho rằng, gốc rễ của những bất ổn thị trường xăng dầu thời gian qua xuất phát từ công tác điều hành - Ảnh minh họa: VTV

Trên thực tế, trong khi giá xăng dầu thị trường biến động liên tục, nhưng chu kỳ tính giá trong nước thì dài dẫn đến những rủi ro về giá rất lớn khi đưa hàng về bán theo giá trong nước. Chính vì vậy, một số thương nhân đầu mối hạn chế nhập, nhập cầm chừng, thậm chí không nhập (trong khi sản xuất trong nước không có đủ nguồn thay thế). Và số liệu từ Bộ Tài chính công bố cũng đã cho thấy lượng nhập khẩu xăng dầu trong quý III giảm 30%-40% (tùy loại so với quý II).

Mặt khác, giá bán lé xăng dầu hiện nay không bù đủ giá vốn, gây lỗ cho doanh nghiệp (do các chi phí như Premiun, tỷ giá...). Các thương nhân đầu mối và phân phối buộc phải ứng xử theo cách đảm bảo an toàn về lợi ích (tăng giá bán buôn bằng và thậm chí cao hơn giá bán lẻ theo quy định). Và từ cách hành xử của các thương nhân đầu mối, thương nhận phân phối như đã nêu, các cửa hàng bán lẻ cũng bị lỗ và không cách nào khác là phải đóng cửa, ngừng bán hàng... bởi họ là doanh nghiệp kinh doanh.

Và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc thời gian qua, các doanh nghiệp, chuyên gia đều đề xuất, muốn bình ổn thị trường xăng dầu, cần tập trung “gỡ khó” cho doanh nghiệp.

Trên hết, về góc độ quản lý điều hành, không ít ý kiến trước đó đã cho rằng, công tác này của các cơ quan quản lý Nhà nước được giao trọng trách đang có vấn đề, nhất là khi đã “bắt mạch” được thị trường nhưng giải pháp đưa ra còn thiếu đồng bộ.

Thông tin với báo chí, TS Huỳnh Thanh Điền - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng gốc rễ của vấn đề là điều hành thị trường xăng dầu. Cụ thể, Nhà nước quản lý giá xăng dầu nhưng thường xuyên thay đổi giá. Mỗi tháng điều chỉnh 1 lần, mỗi lần điều chỉnh lại là cơ hội cho hiện tượng đầu cơ xuất hiện nếu giá kỳ tới tăng mạnh.

Thực tế, đã không ít lần xảy ra tình trạng người bán biết ngày mai tăng giá nên ghim hàng, chờ “ăn” chênh lệch giá, người dân thấy “có biến” thì lại lao đi mua xăng, xếp hàng dài chờ mua xăng, tạo thêm hiệu ứng gây bất ổn thị trường.

Mặt khác, theo các chuyên gia, nguyên tắc là khi Nhà nước quản lý giá thì thường dẫn đến thiếu hụt, việc áp giá trần khiến giá loại mặt hàng được quản lý sẽ luôn thấp hơn giá thị trường, dẫn tới cầu nhiều, cung giảm, thiếu hụt sản phẩm và Nhà nước phải tìm cách bù đắp vào phần thiếu đó. Vì thế, nếu chọn hướng điều hành xăng dầu dưới sự quản lý như hiện nay thì cần giảm tần suất điều chỉnh giá, một năm chỉ điều chỉnh 2 - 3 lần.

Và để giải quyết những bất ổn của thị trường xăng dầu, TS Huỳnh Thanh Điền đề xuất, nguyên tắc của quản lý Nhà nước là một khi đã để Nhà nước quản lý thì không cần quan tâm giá thế giới, không cần theo thị trường.

“Giống như giá điện của Việt Nam cũng khác với giá điện các nước, còn không thì thả tự do theo thị trường, chỉ quản lý vấn đề độc quyền, phải cấp phép cho nhiều đơn vị được phép nhập khẩu xăng dầu. Xu hướng thế giới lên thì giá trong nước lên, xuống thì giá trong nước xuống theo, Nhà nước chỉ cần tập trung mở rộng kho dự trữ quốc gia để can thiệp trong nước trường hợp đặc biệt, đảm bảo an ninh năng lượng”, TS Huỳnh Thanh Điền bày tỏ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất ổn thị trường xăng dầu: Gốc rễ tại… điều hành tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711700751 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711700751 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10