Bến Tre: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho thủy sản

Diendandoanhnghiep.vn Bến Tre đang kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản, nhất là chế biến tôm biển, góp phần nâng cao giá trị chuỗi tôm của tỉnh.

Bến Tre đã xác định thủy sản là một trong 2 ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, lấy mục tiêu phát triển chế biến thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững làm cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.

<p/>Đoàn công tác UBND tỉnh Bến Tre khảo sát mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại huyện Thạnh Phú.

Đoàn công tác UBND tỉnh Bến Tre khảo sát mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại huyện Thạnh Phú.

Thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong tỉnh Bến Tre được duy trì và phát triển khá ổn định, với hơn 50.000ha diện tích tiềm năng nuôi thủy sản.

Nuôi tôm công nghệ cao

Đến cuối năm 2023, diện tích nuôi thủy sản ước đạt là 47.818ha; tổng sản lượng nuôi ước đạt 336.281 tấn. Trong đó, các đối tượng chủ lực gồm tôm nước lợ 96.621 tấn, nhuyễn thể 14.802 tấn, cá tra thâm canh 195.000 tấn, trên 90% sản lượng nuôi có giá trị kinh tế cao, phục vụ chế biến xuất khẩu.

Ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, hiện nay, tỉnh tập trung 5 đối tượng nuôi chủ yếu: tôm chân trắng, tôm sú, cá tra, nghêu và tôm càng xanh. Ngoài ra, còn chú ý phát triển một số đối tượng nuôi khác như: cá chẽm, cá điêu hồng, cá rô phi dòng Gift, cua biển và sò huyết. Trong cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh, nuôi tôm nước lợ chiếm khoảng 76%. Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh thả xoay vòng là 12.814 ha (tôm sú gần 500ha, tôm thẻ chân trắng hơn 12.300ha), còn lại là diện tích nuôi tôm lúa, nuôi quảng canh, xen rừng khoảng 23.500ha. Năng suất nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh ngày càng được nâng cao như tôm chân trắng đạt từ 12 - 15 tấn/ha, tôm sú từ 6 - 8 tấn/ha; quảng canh, tôm lúa, tôm rừng đạt 250kg/ha.

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (CNC) được đánh giá mang lại hiệu quả cao. Một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển về loại hình nuôi tôm nước lợ là sự chuyển đổi nhanh từ hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh truyền thống sang nuôi tôm ứng dụng CNC trên địa bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Với diện tích ban đầu từ 550ha năm 2018, đến cuối năm 2023 toàn tỉnh ước đạt 3.067ha. Năng suất bình quân từ 60 - 70 tấn/ha mặt nước, lợi nhuận trung bình từ 700 - 800 triệu đồng/vụ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Sản lượng nuôi tôm CNC ước đạt 49.072 tấn, chiếm 50% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ của tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 56 trại sản xuất ương dưỡng giống tôm, với tổng công suất thiết kế ước tính khoảng 6 tỷ con giống/năm, trong đó có 3 trại sản xuất giống quy mô lớn.

Các hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ ngày càng được người nuôi quan tâm và phát triển. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc xây dựng vùng nuôi tôm tập trung, gắn với chuỗi giá trị giai đoạn 2021 - 2025 với các mục tiêu xây dựng 4.000 ha nuôi tôm ứng dụng CNC tại các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, phát triển ít nhất 3 hợp tác xã (HTX) nuôi tôm ứng dụng CNC tham gia vào chuỗi tôm biển, đến năm 2025, sản phẩm nuôi tôm biển ứng dụng CNC được sản xuất dưới hình thức HTX đạt trên 60%, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, ASC, GlobalGAP), chiếm tỷ lệ trên 70% và thực hiện đăng ký nuôi để cấp mã nhận diện chiếm tỷ lệ 100%, phục vụ truy xuất nguồn gốc đảm bảo cho chế biến xuất khẩu.

Thu hút đầu tư vào chế biến thủy sản

Song song với hoạt động nuôi trồng, nghề khai thác thủy sản ở Bến Tre cũng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 3.434 tàu cá đăng ký, trong đó tàu đánh bắt xa bờ chiếm hơn 55%, sản lượng khai thác hằng năm trên 210.000 tấn, đóng góp đáng kể vào kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là đối với 3 huyện ven biển; đồng thời góp phần quan trọng bảo vệ an ninh quốc phòng của quốc gia.

Cơ sở hậu cần nghề cá cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của nghề khai thác thủy sản với 3 cảng cá, 2 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, 4 cơ sở đóng tàu vỏ gỗ công suất đóng mới 160 tàu/năm. Tỉnh cũng tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các cảng cá và chuyển đổi mô hình quản lý các cảng cá nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá.

Bến Tre cũng đang kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản, nhất là chế biến tôm biển, góp phần nâng cao giá trị chuỗi tôm của tỉnh. Toàn tỉnh có 13 nhà máy chế biến thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu với công suất thiết kế 150.000 tấn nhưng chủ yếu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá tra, nghêu... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, EU, các nước Trung và Nam Mỹ, châu Á... Bến Tre cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 2.500 triệu USD. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40%, trong đó tôm đạt 50%, cá tra đạt 20%, nghêu đạt 50%, thủy sản khác đạt 40%.
“Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức, ngành nông nghiệp Bến Tre sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp cùng với các nhà đầu tư tập trung triển khai các giải pháp nhằm tạo sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị, từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ... ” – ông Đoàn Văn Đảnh nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bến Tre: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho thủy sản tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714298015 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714298015 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10