Nói về tư duy trong khởi nghiệp rất khó, có thể nói là khó nhất trong tất cả chủ đề kinh doanh. Vì vậy, Lương đang rất mạo hiểm để chia sẻ với bạn chủ đề này.
Tại sao nói như vậy, có phải những nghiệp vụ Marketing, kế toán, nhân sự, bán hàng đơn giản hơn thật sự không?
Nếu bạn là chuyên viên Marketing, giám đốc để bạn làm phân vụ kế toán, bạn sẽ không thể đảm nhiệm, tương tự, nếu bạn là người quản lý nhân sự và cấp trên giao bạn thực hiện chiến dịch quảng cáo, bạn cũng sẽ không thể làm tốt. Đó là chúng ta chưa bàn đến Level (trình độ) của một cá nhân trong 1 nghề. Vậy rút ra kết luận, làm Tư duy, Marketing, kế toán, nhân sự… đều khó. Nhưng người làm Tư duy sẽ khó ở một góc độ khác.
Đặt trường hợp bạn là ông chủ/bà chủ. Bạn cần tư duy và giao nhiệm vụ công việc cho các trưởng phòng (Marketing, Bán Hàng, Kế Toán, Nhân Sự…), nếu bạn không tư duy công việc không được tạo ra, và như thế các phòng ban không có nhiệm vụ để thực hiện.
Là ông chủ, sáng tạo chiến lược là nhiệm vụ chắc chắn bạn cần làm, để thực hiện điều đó việc logic các thông tin và tư duy kết hợp là điều bắt buộc.
Trong thực tế đó, chủ đề này Lương chia sẻ 10 cách giúp bạn nuôi dưỡng tư duy khởi nghiệp đúng đắn, chính xác, để bạn không lạc lối giữa hàng trăm lựa chọn trong quá trình khởi nghiệp.
10 bí quyết giúp bạn nuôi dưỡng tư duy khởi nghiệp
Bất luận bạn là người có đẳng cấp sang giàu hay chỉ là một người có thu nhập thấp, khi nói chuyện với đối phương(đối tác), bạn cần thể hiện thái độ tập trung lắng nghe, luôn hướng đến câu chuyện 2 người muốn chia sẻ. Nếu bạn đặt những câu hỏi cụ thể, rõ ràng có thể mang cho đối phương loại cảm giác được bạn quan tâm, được lắng nghe, được tôn trọng.
Trong nhiều trường, bạn cần học kỹ năng nghe giả khi bản thân đang bận phân tích vấn đề nào khác, bạn có thể biểu tỏ thái độ nghe bằng hành vi gật đầu, ánh mắt tập trung như muốn được lắng nghe về phía đối phương, hoặc thể hiện một vài hành động bằng tay biểu lộ bản thân đang nghe, hoặc một số lời nói mà bạn biết rằng đối phương sẽ thích nghe cho dù họ đang nói gì.
Đối với người khởi nghiệp mà nói, lắng nghe là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu, nếu càng tập trung lắng nghe, thông tin bạn có được càng nhiều hơn, và bạn cũng sẽ nhận được ưu ái từ đối phương, quan trọng hơn cả đó là bạn học cách phản ứng của mọi người đối với từng sự việc trong làm ăn, đây là những thông tin quan trọng hỗ trợ bạn tư duy tốt thêm nữa trong quá trình khởi nghiệp.
Khởi nghiệp là một hành trình giải quyết các vấn đề từ nhỏ đến lớn, đối với mỗi vấn đề, cách tìm ra phương án giải quyết hữu hiệu và nhanh nhất, đó chính là nói đề cho nhóm(các thành viên trong tổ chức) của bạn, thay vì chỉ bạn nghĩ cách giải quyết, khi chia sẻ vấn đề nhiều người sẽ giúp bạn giải quyết dễ dàng.
Nhưng nếu nhóm của bạn không ai giải quyết được vấn đề, bạn sẽ phải dùng đến bí quyết thứ nhất: Lắng nghe. Mỗi người trong nhóm dù chưa thể tìm ra phương án khắc phục, nhưng ít nhất họ cũng sẽ nói ra cách đánh giá, phán đoán của riêng mỗi người, dựa trên những thông tin bạn lắng nghe, bạn có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất.
Để hỗ trợ tư duy chiến lược, tìm ra nhiều cách thức giải quyết vấn đề là phương thức nuôi dưỡng định hướng khởi nghiệp một cách hiệu quả, chính xác. Tinh thần khởi nghiệp luôn luôn chảy theo một hướng tích cực: Bắt buộc phải tìm phương án giải quyết chco những khó khăn trong hành trình khởi nghiệp.
“Đầu xuôi đuôi lọt”, nếu ngay lúc đầu nỗ lực làm việc như “không còn gì để mất”, kết quả bạn nhận được sẽ nhiều hơn, nếu chờ chiêu, chờ cơ hội đến bạn sẽ dễ dàng thất bại.
Bí quyết này rèn luyện tư duy bạn trở nên sắt đá hơn, chai lì và không sợ sệt, với tinh thần “không sợ trời không sợ đất” trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, cho dù hiệu quả khởi nghiệp không tốt, bạn cũng đã đối diện với những điều khó khăn nhất, là kinh nghiệm quý báu cho lần khởi nghiệp sau đó.
“Hùng hồn khởi nghiệp” trong giai đoạn đầu có thể kích thích tham vọng đạt mục đích ( dự án khởi nghiệp thành công), tư duy khởi nghiệp luôn được cộng hưởng thêm nhiều động lực, giúp bạn đi xa hơn, lâu hơn.
Sự khủng hoảng trong khởi nghiệp là những vấn đề vượt quá dự trù, tính toán. Những người tầm thường khi đã rơi trong trạng thái khủng hoảng khó có thể tự mình giải quyết. Khi bạn là ông chủ, bạn cần kiểm soát những khủng hoảng trong các giai đoạn:
– Trước khi khởi nghiệp: Gia đình ngăn cản, tài chính, mối quan hệ, yếu tố pháp lý, nhân lực…
– Trong quá trình khởi nghiệp: Bạn gặp rắc rối từ nền kinh tế, từ sự thay đổi chính sách pháp lý, khủng hoảng công-nhân viên ( bãi công, phản đối quyết định từ doanh nghiệp…), khủng hoảng từ rắc rối khách hàng.
Nếu thói quen kiểm soát những khủng hoảng này hiệu quả, thì tư duy chiến lược của bạn có thể tạo ra các phương hướng kinh doanh hiệu quả hơn nữa, trong khi đó những Startup khác lại không thể đưa ra phương án kinh doanh mới.
Khả năng phản ứng trước nhiều vấn đề giúp chúng ta đối phó một cách kịp thời nhiều vấn đề xảy ra trong cùng lúc. Khi là ông chủ, bạn luôn phải giải quyết nhiều vấn đề trong cùng lúc, nếu đa dạng các tố chất ứng phó trước sự việc, tư duy công việc sẽ nhanh chóng được bồi đắp khả năng phản vệ, năng lực ra quyết định nâng cao, chất lượng quyết định càng hiệu quả.
Cuộc đời của bạn là do bạn quyết định, khi bạn là Startup, bạn đang bày ra luật chơi của riêng mình, và mọi người không hề có thói quen phải quan tâm đến người khác, vì thế vấn đề của bạn sẽ do chính bạn giải quyết.
Nếu bạn nghĩ rằng có người nào ( quý nhân chẳng hạn) sẽ tới giúp mình vượt qua khó khăn, giúp bạn làm giàu, giúp bạn biến một dự án khởi nghiệp trở nên thành công, vậy thì bạn đã nhầm. Ngay cả khi bạn có 10 nhân viên trong tay, thì họ cũng sẽ chỉ nghe theo lời của bạn, họ không có thói quen phải giúp bạn thành công. Do vậy, để nuôi dưỡng tư duy khởi nghiệp đúng đắn và chính xác, hãy tự đặt niềm tin vào chính mình, bởi chỉ bạn mới có thể giải quyết vấn đề của mình.
Khởi nghiệp là một chuỗi những áp lực nối dài nhau từ khi bắt đầu tới khi Startup thất bại, nếu quá khó khăn hãy thở nhẹ nhàng, học cách thở về mặt sinh lý có giúp bạn giải tỏa căng thẳng, có thể nhờ vào cách thở mà bạn bình tĩnh và không đưa 1 quyết định vội vàng khi chưa có đủ thông tin.
Quy tắc 80/20, chi phí cơ hội là những khái niệm cơ bản trong kinh tế(kinh doanh), 2 quy tắc này kể cho chúng ta biết rằng, khi bạn làm việc này bạn phải đồng từ bỏ công việc khác, và bạn cần tập trung làm số ít việc nhưng giá trị tạo ra lại càng nhiều.
Nếu từ bỏ đúng thời điểm, đúng lúc, đúng việc, tư duy khởi nghiệp của bạn có thể được nuôi dưỡng một cách khoa học, bạn sẽ không bỏ lỡ những cơ hội quan trọng, quyết định đưa ra càng chính xác, hoặc ít nhất cũng sẽ đúng tới 95%.
Không phải dinh dưỡng về mặt sinh học, đó là giá trị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thông tin. Càng nhiều các giá trị này, khả năng sáng tạo trước khó khăn của ông chủ càng lớn, năng lực tư duy vấn đề không bị hạn chế, bởi vì bạn đã được cung cấp đầy đủ những giá trị cần thiết để sáng tạo.
Nói rất nhiều nhưng khi hành động không nhiệt tình, sợ, lo lắng thất bại, thấy mệt, chán nản, vì vậy mà không đạt được kết quả. Cuối cùng thì mơ vẫn chỉ là mộng, thành tích không đạt và tự trách chính bản thân mình.
Trong cuộc sống, hành động luôn được đánh giá cao, trong khởi nghiệp thiếu hành động đồng nghĩa bạn không thể thành công. Nếu có ước mơ, có tham vọng thì hãy chỉ muốn những điều nằm trong khả năng của bạn, có tính khả thi, có lẽ chỉ khi đó bạn mới cơ hội chạm chân tới miền đất thành công.
Okay, Lương vừa chia sẻ với bạn chủ đề về 10 bí quyết giúp rèn rũa, nuôi dưỡng tư duy khởi nghiệp đúng đắn, chính xác. Các câu hỏi hay vấn đề liên quan, bạn comment trong phần bình luận. Gặp lại bạn trong các chủ đề khác về khởi nghiệp thành công.