Biển Đông đâu dễ để Trung Quốc nuốt trọn

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc vẫn đang tìm mọi cách tác động tới luật quốc tế để có thể mang lại những lợi ích cho riêng họ, xem nhẹ lợi ích của các quốc gia khác.

>> Ấn Độ ủng hộ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

Mới đây, Trung Quốc lại tiếp tục đơn phương ban hành quy định mới, đe dọa phạt nặng ngư dân nước ngoài đánh bắt trong vùng biển mà nước này cho là thuộc quyền tài phán của mình. 

Trung Quốc ban hành quy định mới, đe dọa phạt nặng ngư dân nước ngoài. Ảnh minh họa.

Trung Quốc ban hành quy định mới, đe dọa phạt nặng ngư dân nước ngoài. Ảnh minh họa.

Quy định mới mang tên “Tiêu chuẩn tùy nghi xử phạt hành chính nghề cá trên biển” được Bộ Nông nghiệp Nông thôn và Hải cảnh Trung Quốc ban hành và có hiệu lực từ ngày 26/11, song chỉ mới được công bố gần đây.

Theo quy định mới mà Trung Quốc đưa ra, ngư dân nước ngoài có thể bị phạt tới 400.000 nhân dân tệ (62.700 USD) nếu bị phát hiện có hoạt động đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa Trung Quốc tuyên bố mà không có sự đồng ý của Trung Quốc. Những ngư dân này có thể bị hải cảnh Trung Quốc trục xuất và tịch thu các thiết bị đánh bắt.

Nếu ngư dân nước ngoài đánh bắt trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải hoặc ở phạm vi rất gần bờ biển Trung Quốc, họ có thể bị phạt tới 500.000 nhân dân tệ (78.500 USD) và bị tịch thu tàu thuyền. Quy định mới của Trung Quốc còn cảnh báo nếu các “hoạt động bất hợp pháp” xảy ra tại một khu vực mà chính quyền địa phương đã quy định mức xử phạt nặng hơn thì sẽ áp dụng hình phạt của địa phương trước.

Giới chức Trung Quốc cho biết các quy định mới được đưa ra nhằm tiêu chuẩn hóa các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực nghề cá và “đảm bảo công bằng, chính đáng và hợp lý”. Quy định này đang được áp dụng thử nghiệm trước khi có hiệu lực lâu dài.

Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông tháng 4/2017.

Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông tháng 4/2017.

>> Chuyện đàm phán Việt – Trung về các vấn đề trên biển

Đây không phải lần đầu Trung Quốc đơn phương đưa ra các quy tắc mang tính áp đặt trên biển. Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực, cũng như Mỹ cùng các nước đồng minh.

Chẳng hạn: Đầu năm 2021, Trung Quốc cũng thông qua luật cho phép hải cảnh dùng vũ lực với tàu nước ngoài hoạt động trong vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền, động thái có thể khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực..v..v.

Có thể nói, hòng đạt được ý đồ thâu tóm Biển Đông, Trung Quốc tiến hành hàng loạt chiêu trò từ biện pháp hành chính đến phô diễn “cơ bắp”, quân sự hóa... Không thiếu những cách để Trung Quốc tự “hợp pháp hóa” các biện pháp mang tính “bình phong” nhằm bao biện cho tuyên bố chủ quyền phi lý của mình.

Vì thế, khi quy định mới từ Bộ Nông nghiệp Nông thôn và Hải cảnh Trung Quốc ban hành mới đây,  giới quan sát quốc tế lo ngại Trung Quốc sẽ áp dụng quy định mới trên Biển Đông. Khu vực  nước này đơn phương nêu yêu sách chủ quyền phi lý. Thậm chí cho rằng một số vùng biển thuộc “lãnh hải” của mình trái với quy định của luật pháp quốc tế.

>> EU kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng luật pháp quốc tế

Chuyên gia về Biển Đông Hoàng Việt cho rằng:  “Trung Quốc đã đổi chiến thuật bằng cách đặt ra các quy định trong nội luật nước này, nhằm tạo “cơ sở pháp lý” cho các hành động của mình. Theo đó, Trung Quốc đưa ra những yêu sách, quy định mập mờ để nếu cần, Bắc Kinh có thể tìm cách ngụy biện, lý giải cho hành động của họ. Đây là cách mà phương Tây gọi là “chiến tranh pháp lý” của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, vấn đề nan giải mà Trung Quốc phải đối mặt với cộng đồng quốc tế đó là yêu sách biển phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông với cái gọi là “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” đã bị Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ năm 2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Theo đó, không chỉ các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp, mà các nước Mỹ và đồng minh sẽ căn cứ vào yếu tố pháp lý này để đấu tranh với Trung Quốc.

Dù Bắc Kinh luôn ngang ngược nói, hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở các vùng nước quốc tế trên Biển Đông “tạo ra mâu thuẫn”, “nhằm gây rối”.  Nhưng trên thực tế, tuần tra tự do hàng hải ở các vùng nước quốc tế trên Biển Đông vốn là hoạt động Mỹ và đồng minh thường xuyên tiến hành nhằm thách thức yêu sách chủ quyền trái phép của Trung Quốc.

Đáng chú ý nhất là chuyện Đức điều khinh hạm Bayern đến Biển Đông (hiện đang neo đậu tại - căn cứ hải quân Changi ở Singapore) - hành trình đầu tiên trong gần 2 thập kỷ là dấu hiệu cho thấy Đức đang “tiếp tục các hoạt động của mình” trong khu vực theo từng bước nhỏ.

Liên quan đến vấn đề này, Tư lệnh Hải quân Đức - Phó đô đốc Kay-Achim Schonbach, cho biết đợt điều động hộ vệ hạm Bayern không phải hành động khiêu khích, mà là dấu hiệu cho thấy tình hình đã leo thang tới mức Đức cảm thấy phải phát thông điệp tới Trung Quốc.

“Khi một quốc gia như Đức điều một chiến hạm, chắc chắn có điều gì đó đã xảy ra trong những năm gần đây và đủ nghiêm trọng để Đức phải thay đổi cách thức liên lạc”, Phó đô đốc Schonbach nói.

Có thể nói, Biển Đông vẫn là “điểm nóng” trong thời gian tới vì Trung Quốc  vẫn kiên trì thực hiện chiến lược “cắt lát salami” của mình. Mặc cho cộng đồng quốc tế có thể lên án, nhưng rồi Bắc Kinh có lẽ lại “bịt tai” rồi bất chấp”.

Có điều, những gì diễn ra trên thực địa cho thấy vùng biển quan trọng này đâu dễ để Trung Quốc “nuốt” trọn đến thế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biển Đông đâu dễ để Trung Quốc nuốt trọn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713532254 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713532254 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10