Biển Đông: Thái độ của Mỹ và lập trường của chúng ta (Bài 1)

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 16/07/2020 06:22

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ đủ sức làm thay đổi cán cân quyền lực tại Biển Đông, phù hợp với lập trường của Việt Nam!

Tàu khu trục Mỹ đã tiến sát các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp

Tàu khu trục Mỹ đã tiến sát các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp

“Chúng tôi đang làm rõ một điều: các tuyên bố của Bắc Kinh đối với tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt của Trung Quốc nhằm kiểm soát chúng”. Đó là tuyên bố rất đáng chú ý của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 14/7.

Ngay sau đó không lâu, tàu khu trục USS Ralph Johnson áp sát các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại vùng biển này. Như vậy, sau nhiều năm dùng dằng, Mỹ đã “tỏ thái độ” nhất quán với vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.

Thái độ này có thể được hiểu, kể từ năm 1974 đến nay, đây là lần đầu tiên người Mỹ “hết trung lập” đối với các vấn đề liên quan đến Biển Đông, như chủ quyền, lợi ích và an ninh hàng hải,…

Nói rộng ra, đây là điều mà chúng ta, cũng như rất nhiều quốc gia có lợi ích gắn liền với vùng biển này mong muốn. Rất ngắn gọn “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông coi như đã hiện thực.

Hãy làm phép loại trừ logic nhỏ: Tại vùng biển này, Trung Quốc động chạm nhiều nhất đến chủ quyền của Việt Nam. Nên khi Mỹ bác bỏ các yêu sách đó, cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận những gì lâu nay Việt Nam phản bác là có cơ sở. Hoặc chí ít, cũng đặt mối tranh chấp này lên bàn đàm phán có tính đa phương trên cơ sở luật pháp chứ không phải mạnh ai nấy được.

Vì vậy, kể từ giờ phút này, Biển Đông chính thức… “hạ nhiệt”. Điều này có vẻ phi lý nhưng đó là sự thật. Ở chiều ngược lại, Biển Đông thực sự dậy sóng nếu như cứ để Bắc Kinh "một mình một chợ"!

Hay nói cách khác, Mỹ đã chính thức thừa nhận mình là đối trọng tại Biển Đông. Kể từ thời điểm này mọi hành động ngang ngược của Trung Quốc sẽ động chạm đến danh dự và uy tín của người Mỹ - trước hết, đó là một tuyên bố ngắn gọn và cứng cỏi được đưa ra bởi Bộ Ngoại giao Mỹ.

Giống như cách mà Thượng nghị sĩ Jim Inhofe - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, viết trên Twitter: “Các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là phi pháp, đơn giản như vậy thôi!”.

Dĩ nhiên, là Việt Nam - chúng ta phải đặt lại vấn đề. Hiện có hàng trăm cuộc tranh chấp lãnh thổ, biển đảo trên thế giới. Nhưng tại sao ngay lúc này và bây giờ người Mỹ mới phát ra tiếng nói chính thức tại Biển Đông - nơi “có ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ” Việt Nam và láng giếng phương Bắc?

Thứ nhất: Về tổng quan, hướng về châu Á là chính sách xuyên suốt của ít nhất 2 đời Tổng thống Mỹ, D. Trump và người tiền nhiệm B.Obama. Cũng cần phải nói rằng, dịch bệnh COVID-19 đã “phả hơi nóng” tăng động lực để Washington đẩy nhanh hơn chiến lược này.

Thứ hai: Tiến về Biển Đông là nước cờ trực tiếp để kìm hãm Trung Quốc, một mặt cho thấy “nước Mỹ trên hết”, mặt khác (sâu xa) tìm kiếm và bảo vệ lợi ích kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ ba: Việt Nam và Đông Nam Á chắc chắn là “nguyên nhân không nhỏ” để Mỹ nhận thấy vị trí “địa chính trị”. Khu vực này có thể làm “địa bàn” để xây dựng “rào chắn” ngăn Bắc Kinh mở đường tiến ra Đông, xuôi về Thái Bình Dương. Nếu không nắm được vùng biển này hải quân Trung Quốc mất một nửa sức mạnh!

Dịch bệnh phá hoại kinh tế, các nước nhỏ ngày càng e ngại Trung Quốc chính là thời điểm hợp lý để Mỹ tung đòn quyết định nhằm “lấy lòng” các bên yếu thế. Từ đó tạo thêm đồng minh, gia tăng niềm tin và thị uy sức mạnh của Mỹ.

Dân tộc ta suốt 4.000 năm tồn tại, trải qua hàng trăm cuộc chiến sống còn nhưng chưa bao giờ có hiện tượng có một quốc gia nào đó đứng ra giúp chúng ta lấy lại chủ quyền độc lập, nếu có cũng đầy ý đồ. Lần này cũng vậy thôi, không hề ngoại lệ! Đó là quan điểm bản lề để ứng xử với mối quan hệ Mỹ-Trung sau này.

Nhưng cũng từ lịch sử, rất rất nhiều lần cha ông ta “chọn đúng thời điểm” để phất cờ. Lần gần nhất là cách mạng tháng Tám (1945) “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bác Hồ đã giải phóng dân tộc ngay thời khắc Nhật hàng, Pháp chạy, quân đồng minh chưa kịp vào tiếp quản!

Liệu bài học này có tác dụng gì không trong bối cảnh Biển Đông hiện nay?

Còn tiếp…

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam lên tiếng về lập trường của Mỹ với các yêu sách ở Biển Đông

    Việt Nam lên tiếng về lập trường của Mỹ với các yêu sách ở Biển Đông

    19:21, 15/07/2020

  • Thay đổi lập trường về Biển Đông: “Bước ngoặt” chính sách của Mỹ!

    Thay đổi lập trường về Biển Đông: “Bước ngoặt” chính sách của Mỹ!

    06:00, 15/07/2020

  • Lưỡng viện Mỹ bác bỏ yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông

    Lưỡng viện Mỹ bác bỏ yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông

    16:39, 14/07/2020

  • NÓNG: Mỹ bác yêu sách

    NÓNG: Mỹ bác yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông

    07:39, 14/07/2020

  • QUỐC TẾ TUẦN QUA: 25 năm Việt- Mỹ và Biển Đông không ngừng dậy sóng

    QUỐC TẾ TUẦN QUA: 25 năm Việt- Mỹ và Biển Đông không ngừng dậy sóng

    05:44, 12/07/2020

  • Cuộc tập trận của Mỹ - Trung Quốc trên Biển Đông: Nhìn nhận thế nào cho đúng?

    Cuộc tập trận của Mỹ - Trung Quốc trên Biển Đông: Nhìn nhận thế nào cho đúng?

    09:44, 11/07/2020

  • TÂM ĐIỂM TUẦN TỪ 6-12/7: Căng thẳng trên Biển Đông và hội chứng xây tượng đài

    TÂM ĐIỂM TUẦN TỪ 6-12/7: Căng thẳng trên Biển Đông và hội chứng xây tượng đài

    05:00, 12/07/2020

  • Điều gì khiến Trung Quốc “bất chấp” ở Biển Đông?

    Điều gì khiến Trung Quốc “bất chấp” ở Biển Đông?

    06:30, 08/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Biển Đông: Thái độ của Mỹ và lập trường của chúng ta (Bài 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO