Bình Dương hướng đến chính quyền số

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Bình Dương đã triển khai đồng bộ các hoạt động chuyển đổi số, hướng tới chính quyền số, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Việc đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC), Trung tâm dữ liệu dùng chung... là nền tảng quan trọng, đưa tiến trình chuyển đổi số ở Bình Dương được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên mọi lĩnh vực.

>> Bình Dương tôn vinh 131 doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

 Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh Bình Dương

Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh Bình Dương

Doanh nghiệp ở vị trí trung tâm

Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm thực hiện chuyển đổi số toàn diện. Việc thực hiện chuyển đổi số được triển khai đồng bộ, các hệ thống lưu trữ, cơ sở dữ liệu được xây dựng bảo đảm đúng quy chuẩn kỹ thuật và kết nối vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử của tỉnh và các bộ, ngành Trung ương.

Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện tại mức độ phát triển chính quyền điện tử của tỉnh hoàn thiện 04/04 mức độ phát triển so với mô hình hướng dẫn của Chính phủ và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hình thành Chính quyền số. Đến nay, mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh đã được đầu tư hoàn thiện, hiện tại đã phủ được tới cấp xã. Trung tâm dữ liệu của tỉnh đã được đầu tư với mô hình Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng đáp ứng nhu cầu triển khai các dữ liệu ứng dụng dùng chung cho chính quyền, đồng thời đảm bảo hạ tầng cho việc triển khai đô thị thông minh của tỉnh.
Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc và chữ ký số đã được triển khai liên thông 4 cấp, với 279 cơ quan sử dụng. Hầu hết các văn bản ban hành qua phần mềm quản lý văn bản đều sử dụng chữ ký số. Hệ thống thư công vụ được quản lý, vận hành hoạt động ổn định với 8.151 hộp thư điện tử đã được cấp.

Hệ thống Cổng dịch vụ công và Một cửa điện tử tỉnh đang tiếp tục được nâng cấp với các tính năng mới, đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp. Việc triển khai thực hiện 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh và áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đã giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả xử lý công việc của các cơ quan hành chính.

Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh đã được thành lập và đi vào hoạt động, có chức năng thu thập cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị với hơn 1.000 chỉ số ở 23 lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ đắc lực trong quá trình giám sát, điều hành công việc về mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội của lãnh đạo tỉnh. Tỉnh Bình Dương cũng đã xây dựng thí điểm ứng dụng App phục vụ người dân, doanh nghiệp; thí điểm nền tảng phân tích dự báo; thí điểm nền tảng AI về nhận dạng khuôn mặt, đám đông và các vi phạm giao thông…

Lan tỏa tạo động lực tăng trưởng

Bình Dương đã xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Do vậy, tỉnh đã đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số với các trụ cột chính quyền số, kinh tế số, công dân số và xã hội số để làm thay đổi tổng thể và toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính quyền hiệu lực, hiệu quả, minh bạch; thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng... góp phần thực hiện mục tiêu “Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại” như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra.

Theo ông Lê Tuấn Anh, năm 2022 tỉnh tập trung ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các Kế hoạch chuyển đổi số, Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số và đảm bảo an toàn thông tin mạng của tỉnh tạo điều kiện, cơ sở để tăng tốc chuyển đổi số của tỉnh trong giai đoạn mới.

Cùng với xây dựng chính quyền số, Bình Dương cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số trên 50%... Đồng thời, tập trung chuyển đổi số trong các ngành dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, logistics để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Nhằm lan tỏa, đưa công nghệ số đến với doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội, Bình Dương đã triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng. Các tổ này sẽ là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các cấp đến các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương trong việc triển khai thống nhất các hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn toàn tỉnh… góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn.

Năm 2021, Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) tỉnh Bình Dương tăng 9 bậc so với năm 2020, xếp hạng 22/63 tỉnh thành phố.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bình Dương hướng đến chính quyền số tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713462251 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713462251 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10