Giá Bitcoin đã hồi phục trở lại sau khi rơi xuống ngưỡng 28.000 USD/BTC trước áp lực siết chặt kiểm soát khai thác từ Trung Quốc, tuy nhiên chính sách này đã giúp việc khai thác dễ dàng hơn.
Trung Quốc siết chặt khai thác Bitcoin đã đẩy việc khai thác đồng tiền điện tử này trở nên dễ dàng hơn. Để đo độ khó khi khai thác Bitcoin, ta dựa vào tỷ lệ băm (hashrate). Hiện Trung Quốc đang chiếm 65% tỷ lệ băm toàn cầu, trong khi việc khai thác đang bị thu hẹp do hang loạt “trại” đào coin đang bị dừng hoạt động, điều này đã làm xáo trộn đáng kể trên thị trường Bitcoin.
Theo đó, tỷ lệ băm của mạng Bitcoin đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 tháng, tỷ lệ băm mạng Bitcoin ở mức hiện tại là 89,18 triệu, tăng từ 86,21 triệu ngày hôm qua và giảm từ 115,79 triệu một năm trước. Đây là mức thay đổi 3,45% so với ngày hôm qua và -22,99% so với một năm trước.
Quan điểm chính sách của Trung Quốc đối với Bitcoin là tìm kiếm “sự ổn định tài chính và trật tự xã hội” và có thể là kết quả của lợi ích địa chính trị liên quan đến mong muốn loại bỏ các đối thủ cạnh tranh với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, ngoài các mục tiêu đã nêu là giảm lượng khí thải carbon và chuyển hướng năng lượng sang các ngành công nghiệp khác.
Đợt thắt chặt kiểm soát nhanh chóng đã cho thấy rằng sự phụ thuộc của Bitcoin vào các trại khai thác quy mô công nghiệp, chuỗi cung ứng phần cứng và điện. trong khi tất cả đều phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ, đây có thể là gót chân Achilles ảnh hưởng cả chuỗi cung ứng Bitcoin.
Các thợ đào hiện đang tìm cách di chuyển đến các vùng có khí hậu mát mẻ, năng lượng rẻ và các khu vực pháp lý “thân thiện với tiền điện tử”. Điều này có thể mở ra sự cạnh tranh giữa một số vùng ủng hộ tiền điện tử nhằm thu hút các thợ đào đang di cư từ Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng chưa có gì là chắc chắn việc di cư sẽ tránh được tầm ngắm của các đợt tăng cường giám sát thông qua chính sách siết chặt khác hay không.
Không chỉ Trung Quốc, một số quốc gia như Iran, Anh..., đưa ra chính sách siết chặt việc khai thác và giao dịch tiền điện tử, cùng với đó là tín hiệu giảm bớt trong các gói kích thích kinh tế và tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), đã tạo ra một bầu không khí sợ hãi, hoảng loạn trên thị trường.
Tính từ cuối tháng 5 cho đến nay, hầu như chỉ số Tham lam và Sợ hãi (Fear and Greed Index) luôn nằm trong khoảng từ sợ hãi cho đến sợ hãi tột độ, phần nào cho thấy được sự hỗn loạn trên thị trường tiền điện tử trong thời gian gần đây.
Trong khi tỉ lệ băm sụt giảm, giá Bitcoin lại đang có nhịp hồi phục trong khoảng 7 ngày qua. Hiện Bitcoin đang giao dịch ở ngưỡng trên 34.000 USD/BTC, trong khi trước đó hơn 1 tuần Bitcoin đã có nhịp giảm sâu 28.000 USD/BTC (28/6). Theo dữ liệu từ coindesk, trong vòng 24 giờ qua, giá Bitcoin giao dịch cao nhất tại mức giá 35.906 USD và thấp nhất tại 34.057 USD.
Một thông tin tích cực khác có thể sẽ hỗ trợ giá Bitcoin là theo Forbes, quan hệ đối tác của New York Digital Investment Group (NYDIG) với công ty thanh toán doanh nghiệp NCR có thể trao quyền cho 650 ngân hàng và công đoàn tín dụng ở Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ giao dịch Bitcoin cho hơn 24 triệu khách hàng. Động thái này có khả năng thu hút một số nhà đầu tư mới vào tiền điện tử, đây là một điều tích cực trong dài hạn.
Có thể bạn quan tâm