BMW và Jaguar Land Rover nói lời “chia tay” với "đất hiếm" của Trung Quốc

Lê Linh 15/06/2019 11:00

Hai thương hiệu hàng đầu BMW và Jaguar Land Rover sẽ không cần "đất hiếm" của Trung Quốc cho động cơ điện mới của họ

Jaguar Land Rover (JLR) đã hợp tác với BMW để chế tạo động cơ điện không cần đất hiếm, khoáng chất có thể là mặt trận tiếp theo trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Nhà sản xuất ô tô Đức cho biết họ sẽ hợp tác với Jaguar Land Rover để phát triển công nghệ xe điện ở Munich.

Cả hai nhà sản xuất ô tô này đều đang phải đối mặt với áp lực phát triển xe không khí thải, nhằm đáp ứng các quy định môi trường ngày càng nghiêm ngặt. Nhưng đồng thời các hãng xe cũng phải cố gắng duy trì tỷ suất lợi nhuận, trong bối cảnh chi phí phát triển ô tô điện, các công nghệ kết nối và tự lái ngày càng gia tăng.

Có thể bạn quan tâm

  • Nếu mất nguồn cung đất hiếm Mỹ có lựa chọn Việt Nam?

    Nếu mất nguồn cung đất hiếm Mỹ có lựa chọn Việt Nam?

    02:35, 04/06/2019

  • Đất hiếm sẽ trở thành “vũ khí” mới trong chiến tranh thương mại?

    Đất hiếm sẽ trở thành “vũ khí” mới trong chiến tranh thương mại?

    06:00, 20/10/2018

  • Đất hiếm: Con át chủ bài của Trung Quốc?

    Đất hiếm: Con át chủ bài của Trung Quốc?

    00:51, 20/10/2018

Thỏa thuận hợp tác của BMW và Jaguar Land Rover được công bố trong bối cảnh các đối thủ chủ chốt là Fiat Chrysler và Renault vừa thất bại trong việc đàm phán thương vụ sáp nhập trị giá 35 tỷ USD.

Trong tuyên bố ngày 5/6, BMW cho biết, nhóm chuyên gia chung sẽ làm việc ở thành phố Munich, nơi đặt trụ sở của BMW, nhằm nghiên cứu, phát triển các "thiết bị lái bằng điện thế hệ tiếp theo" mà BMW sẽ ra mắt cùng với JLR.

BMW và JLR hy vọng mối quan hệ đối tác giữa hai bên sẽ giúp giảm kinh phí phát triển ôtô điện vào thời điểm mà quá trình chuyển đổi sang các loại xe điện đang đặt gánh nặng lên ngân sách của các nhà sản xuất ôtô.

Ngành công nghiệp ôtô ở châu Âu cũng đang chịu sức ép từ Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi chuyển sang sử dụng động cơ điện, trong bối cảnh các biện pháp giới hạn lượng khí thải CO2 nghiêm ngặt hơn sẽ có hiệu lực kể từ năm 2020.

Sự liên minh này sẽ khởi đầu cho một bước đi mới của ngành ô tô thế giới.

Sự liên minh này sẽ khởi đầu cho một bước đi mới của ngành ô tô thế giới.

Cũng giống như các nhà sản xuất ôtô khác, cả BMW và JLR đều đang chạy đua để có thể bắt kịp hãng ôtô Tesla của Mỹ vốn đi tiên phong trong lĩnh vực chế tạo xe điện thân thiện với môi trường.

Đây là ví dụ mới nhất về việc các nhà sản xuất ô tô hợp tác để chia sẻ chi phí cao khi phát triển các công nghệ mới bao gồm ô tô điện và hệ thống lái tự động.

Việc “bắt tay” chung của hai ông lớn đi kèm với các lợi ích như  các công ty sẽ phát triển động cơ điện trong tương lai dựa trên bộ truyền động mới của BMW (BMWYY) không yêu cầu khoáng chất đất hiếm, phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.

Mô-tơ được BMW mô tả là thế hệ thứ năm của công nghệ eDrive, sẽ được sử dụng lần đầu tiên vào năm tới trong chiếc SUV iX3 của công ty.

Không chỉ riêng hai ông trùm của giới “siêu xe” bị phụ thuộc vào nguồn đất của Trung Quốc mà các nhà sản xuất ô tô trong nhiều năm đã sử dụng các loại đất hiếm như neodymium trong các động cơ cung cấp năng lượng cho ô tô điện. Khi kết hợp với boron và sắt, neodymium có thể được sử dụng để tạo ra nam châm chuyển đổi năng lượng thành chuyển động.

Đất hiếm đề cập đến 17 khoáng chất có tính chất từ tính và dẫn điện giúp cung cấp năng lượng cho hầu hết các thiết bị điện tử. Chúng được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến máy tính bảng và loa thông minh.

Mặc dù tên của chúng, khoáng sản đất hiếm không thực sự hiếm. Nhưng Trung Quốc kiểm soát hơn 90% sản lượng. Điều này khiến Trung Quốc vươn lên trở thành “bá chủ” trong lĩnh vực này. Và nó trở thành “vũ khí” trả đũa bất kỳ quốc gia nào đang gây xung đột kinh tế với Trung Quốc.

nam châm đất neodymium.

nam châm đất neodymium.

Điển hình vừa qua Bắc Kinh tuần trước đã đưa ra một mối đe dọa về đất hiếm đối với Hoa Kỳ, cho thấy họ có thể chọn hạn chế xuất khẩu để trả đũa thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc.

Trung Quốc đã từng thực hiện điều này trước đây. Năm 2010, sau một cuộc tranh chấp với Nhật Bản về các đảo bị tranh chấp, Trung Quốc đã cắt giảm xuất khẩu đất hiếm sang nước này. Điều đó đã khiến giá của neodymium và các loại đất hiếm khác tăng vọt.

Với tư duy của các “ông lớn” là làm chủ cuộc chơi và tránh phụ thuộc vào các loại đất hiếm sẽ giúp bảo vệ BMW và Jaguar Land Rover, thuộc sở hữu của Tata Motors (TTM) của Ấn Độ, khỏi bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung tiềm năng nào.

Các nhà sản xuất xe hơi trên thế giới đang ngày càng có xu hướng cởi mở hơn trong việc chia sẻ các công nghệ xe điện. Lý do là bởi việc tự mình phát triển các công nghệ này đang dần trở nên quá đắt đỏ trong khi động cơ xe không còn là yếu tố quan trọng nhất mà khách hàng quan tâm khi chọn mua một chiếc xe mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
BMW và Jaguar Land Rover nói lời “chia tay” với "đất hiếm" của Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO