Bộ Công Thương chuyển 6 "ông lớn" về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước

Diễm Hương 10/11/2018 11:01

Quyền đại diện chủ sở hữu 6 "ông lớn" trực thuộc Bộ Công Thương đã được bàn giao sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ ngày 10/11/2018.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh ký kết văn bản bàn giao, đánh dấu chính thức quyền đại diện chủ sở hữu 6 Tập đoàn, Tổng Công ty chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN Nguyễn Hoàng Anh ký kết văn bản bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu 6 Tập đoàn, Tổng Công ty chuyển về Ủy ban.

6 "ông lớn" nói trên là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp có vốn hóa cao, có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Hiện tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại 6 doanh nghiệp nói trên hơn 555 nghìn tỷ đồng, bằng 1/2 tổng số vốn nhà nước mà siêu Ủy ban này nắm giữ trên tổng 19 doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Vinataba chuẩn bị về

    Vinataba chuẩn bị về "siêu Ủy ban"

    08:32, 16/10/2018

  • "Siêu uỷ ban": kỳ vọng tạo đột phá về hiệu qủa hoạt động doanh nghiệp nhà nước

    02:05, 01/10/2018

  • "Siêu ủy ban" sẵn sàng tiếp nhận doanh nghiệp từ ngày 1/10/2018

    17:21, 30/09/2018

  • Ra mắt

    Ra mắt "siêu ủy ban": Sẽ tách bạch quyền sở hữu với quyền điều hành chính sách

    11:58, 30/09/2018

  • 19 tập đoàn nào sẽ về

    19 tập đoàn nào sẽ về "siêu ủy ban"?

    11:36, 30/09/2018

  • “Siêu ủy ban” quản lý vốn nhà nước như thế nào?

    “Siêu ủy ban” quản lý vốn nhà nước như thế nào?

    06:16, 21/09/2018

Phát biểu tại lễ bàn giao, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, việc ban giao chức năng, quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước là thực hiện chủ trương lớn của đảng, Nhà nước về thành lập cơ quan chuyên trách, qua đó khắc phục các hạn chế tồn tại trong các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý vốn nhà nước.

Bên cạnh đó, việc phân biệt chức năng đại diện chủ sở hữu là cần thiết để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước quản lý ngày càng tốt hơn.

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cho biết: Ngày 29/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiêp. Ngay sau khi nghị định 131 có hiệu lực, Ủy ban đã chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành để hoàn thành các thủ tục chuyển giao. Đến nay, Ủy ban và Bộ Công Thương đã hoàn thành hồ sơ của 6 tập đoàn, tổng công ty và chính thức chuyển giao đại diện quyền chủ sở hữu.

"Sau chuyển giao, các Tập đoàn, Tổng công ty vẫn tiếp tục chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Đồng thời, Ủy ban và Bộ Công thương sẽ tăng cường hơn nữa công tác phối hợp để hoạt động kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty đạt kết quả cao nhất, hoàn thành công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa theo phương án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt", ông Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ Công Thương chuyển 6 "ông lớn" về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO