Bỏ qua tác động từ Fed, giữ vững nền lãi suất thấp hỗ trợ GDP

Diendandoanhnghiep.vn Dù Fed tăng lãi suất hay ngừng tăng thì tỷ giá của Việt Nam vẫn trong vùng kiểm soát. Năm nay, mục tiêu của chúng ta là phải giữ nền lãi suất thấp để ủng hộ chính sách tiền tệ và GDP tăng trưởng.

>> Fed và áp lực tỷ giá với Việt Nam

Tác động của Fed tới tỷ giá

Hơn một năm qua, chúng ta đều theo dõi sát sao các quyết định của ngân hàng trung ương trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tuy nhiên, theo góc nhìn của chúng tôi các vấn đề nội tại của Việt Nam đáng quan tâm hơn nhiều.

Việt Nam sẽ không thực sự quan tâm đến Fed mà chỉ quan tâm đến tỷ giá

Việt Nam sẽ không thực sự quan tâm đến các chính sách từ Fed mà chỉ quan tâm đến tỷ giá

Nếu nhìn kỹ hơn sẽ thấy, gần đây sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam, hay các chính sách về tiền tệ, tài khóa đều có xu hướng đi ngược với chính sách tiền tệ trên thế giới. Và những yếu tố bên ngoài dù thuận lợi hay khó khăn, cũng luôn có tác động đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó có thể tránh các trường hợp xảy ra bất ngờ như năm 2022.

Năm nay, kết quả tăng trưởng GDP tích cực hay tiêu cực sẽ giúp chúng ta xác nhận xu hướng cả một năm, đồng thời xác định xu hướng cho nhà đầu tư khi tiến tới năm 2024. Trong luồng chảy thông tin đang theo dõi, liệu có yếu tố gì bất ngờ, đặc biệt là từ một thị trường rất phát triển về tài chính, có tác động trực tiếp với Việt Nam, hoặc nếu không thì cũng có tác động tâm lý lớn với nhà đầu tư như Fed.

Thực tế, Fed là một trong số ít những ngân hàng trung ương được chính thức giao cho nhiệm vụ kiểm soát lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp thông qua những chính sách về tiền tệ, dẫn đến hai trường phái trong việc sử dụng các công cụ này gồm: Trường phái thứ nhất là “bồ câu”, đề cao việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế thiên hướng giảm lãi suất, nới lỏng định lượng và hạ tỷ giá đồng USD; Trường phái thứ hai là “diều hâu”, đề cao việc kiểm soát lạm phát ở mức 2%, thiên hướng mong muốn nâng lãi suất, thắt chặt định lượng và nâng tỷ giá đồng USD.

Mặc dù mục tiêu của Fed vẫn là đưa lạm phát về 2%, nhưng Fed đã ở chu kỳ cuối của quá trình nâng lãi suất, nên vấn đề lãi suất cao sẽ giữ trong bao lâu mới là quan trọng. Yếu tố ảnh hưởng đến Việt Nam lớn nhất cũng chính là yếu tố này, Việt Nam sẽ không thực sự quan tâm đến chính sách từ Fed mà chỉ quan tâm đến tỷ giá.

Có thể nói, lãi suất Fed ảnh hưởng đến tỷ giá của Việt Nam và tỷ giá có khả năng bị điều chỉnh bởi lãi suất của Việt Nam. Chúng tôi vẫn theo quan điểm rằng, yếu tố nội tại của của nền kinh tế quan trọng hơn rất nhiều.

>> Tiền rẻ nhưng chưa chảy mạnh vào thị trường chứng khoán

VN-Index được hỗ trợ

Tại Diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 là 4,9%, con số này hoàn toàn khác biệt với các số liệu mà chúng ta đang mong muốn đạt tới là 6,5%.

Ngay cả khi tỷ giá tăng cũng sẽ không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ bởi vì mục tiêu lớn nhất của Chính phủ là tăng trưởng GDP

Ngay cả khi tỷ giá tăng cũng sẽ không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ bởi vì mục tiêu lớn nhất của Chính phủ là tăng trưởng GDP

Nếu tính ngược lại, ngay cả khi đạt được con số 4,9% này, thì GDP quý 3 của Việt Nam phải đạt qua ngưỡng 6,1% và quý 4 cũng ở mức tương tự. Chúng tôi đánh giá đây là mức hợp lý.

Do đó, từ câu chuyện nếu tỷ giá tăng, dẫn đến các chính sách tiền tệ của Việt Nam phải thay đổi, thì chúng ta còn một “hòn đá tảng” phải quan sát đó là tăng trưởng GDP. Mặt khác, nếu tỷ giá tăng thì chỉ số VN- Index có bị sập như năm 2022 hay không?

Dưới góc nhìn của AFA Capital, thời điểm năm 2022 tỷ giá tăng, đồng thời lãi suất liên ngân hàng qua đêm cũng tăng và VN-Index sụt giảm mạnh mẽ vào khoảng tháng 11. Nhưng tình hình năm nay lại hoàn toàn khác, tỷ giá có tăng trong khi lãi suất liên ngân hàng vẫn đứng im và sự sụt giảm của VN-Index cũng thấp. Điều này càng bảo vệ luận điểm của chúng tôi rằng, năm nay mục tiêu của Việt Nam chính là phải giữ một nền lãi suất rất thấp để ủng hộ chính sách tiền tệ và GDP tăng trưởng.

Riêng về câu chuyện tỷ giá trong thời gian gần đây biến động rất nhanh, từ đầu năm đến nay tăng khoảng gần 3% hoặc hơn, nhưng không xảy ra những vấn đề như năm ngoái là thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh và lãi suất tăng nhanh. Cơ sở nằm ở việc ngoài chênh lệch lãi suất, chúng ta còn có cán cân vốn và cán cân vãng lai vẫn đang  dương. Đó là một điểm tựa lớn cho Việt Nam và vì thế thị trường sẽ có sự hỗ trợ mạnh mẽ ở ngưỡng 1.200 điểm.

Cuối cùng, chúng ta có thực sự cần phải quan sát Fed hay không thì theo tôi, mọi người quan sát Fed là để xem dự phóng tỷ giá. Như nhiều chuyên gia đã nhận định, năm 2023 tỷ giá bắt buộc phải tăng và cũng là điểm mạnh dành cho ngành xuất khẩu, khi hoạt động này của Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn do nhu cầu của các nước nhập khẩu đã giảm từ đầu năm.

Đáng chú ý là ngay cả khi tỷ giá tăng cũng sẽ không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, bởi vì mục tiêu lớn nhất của Chính phủ là tăng trưởng GDP. Dù Fed tăng lãi suất hay ngừng tăng, thì sức ép với tỷ giá sẽ vẫn nằm trong mức có thể kiểm soát được, cộng hưởng với lãi suất vẫn thấp, đà tăng của VN-Index sẽ chỉ phụ thuộc vào từng ngành, từng cổ phiếu từ nay đến cuối năm 2023 đầu 2024.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bỏ qua tác động từ Fed, giữ vững nền lãi suất thấp hỗ trợ GDP tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714300863 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714300863 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10