Bởi kế hoạch mua gạo dự trữ quốc gia năm 2020 đang bị "kéo dài thời gian ký hợp đồng" và doanh nghiệp "không thực hiện thương thảo”, Bộ Tài chính đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết ngày 15/6.
Tham gia góp ý kiến cho bản dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương, ông Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính có ý kiến rằng tiếp tục cho xuất khẩu đối với gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ và gạo thơm.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính đề xuất tạm dừng xuất khẩu loại gạo tẻ thường (ở đây được biết đến là gạo cấp thấp của giống IR 50404) đến hết ngày 15/6/2020 để đảm bảo mua đủ gạo dự trữ quốc gia theo Quyết định số 05/QĐ-TTg về kế hoạch giao chỉ tiêu dự trữ quốc gia năm 2020.
Bộ Tài chính lý giải, chỉ tiêu kế hoạch mua gạo dự trữ quốc gia năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao là 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn lúa thường. Trước tình hình xuất khẩu tăng nên các doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia (đến ngày 4/3 đã trúng thầu 178.000/190.000 tấn kế hoạch) có tình trạng "kéo dài thời gian ký hợp đồng" và "không thực hiện thương thảo hợp đồng”.
“Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ tạm dừng xuất khẩu gạo cấp thấp đến hết ngày 15/6/2020 như nêu ở trên”, Bộ Tài chính đề xuất.
Theo Bộ Tài Chính, sau khi dự trữ quốc gia đã mua đủ số lượng gạo dự trữ theo kế hoạch được giao, thì tiếp tục điều hành xuất khẩu linh hoạt, phù hợp thực tế.
Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện giám sát chặt về việc xuất khẩu đối với gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ và gạo thơm, đồng thời, giám sát việc dừng xuất khẩu gạo cấp thấp đến hết ngày 15/6.
Sau ngày 15/6, khi gạo cấp thấp được xuất khẩu bình thường, thì Tổng cục Hải quan sẽ căn cứ vào số lượng do Bộ Công Thương công bố thực giám sát thủ tục hải quan theo quy định.
Về biện pháp hỗ trợ, Bộ Tài Chính yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Vinafood 1 và các công ty thành viên của Vinafood 1 ưu tiên ký ngay hợp đồng đối với số lượng gạo đã trúng thầu tại Cục dữ trữ Nhà nước khu vực theo kết quả đấu thầu.
Có thể bạn quan tâm
04:36, 07/04/2020
11:00, 06/04/2020
02:16, 04/04/2020
11:00, 01/04/2020
06:37, 31/03/2020
02:52, 31/03/2020
00:15, 31/03/2020
13:58, 29/03/2020
Phản hồi với đề xuất như nêu trên của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có ý kiến cho rằng trong tháng 4/2020 chỉ cho phép (đang đề xuất) xuất khẩu 400.000 tấn gạo, giảm tới 40% so với lượng xuất khẩu thông thường nên lượng gạo trong nước còn rất nhiều, đủ cho nhu cầu mua dự trữ của Tổng cục dự trữ Nhà nước.
Đối với tình trạng kéo dài thời gian ký hợp đồng và không thực hiện thương thảo hợp đồng cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính rà soát quy định của pháp luật về hợp đồng, đấu thầu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chế tài phù hợp đối với đối tượng này (ở đây là Vinafood 1) và để hoàn thiện quy định pháp luật trong lĩnh vực này, tránh tình trạng này diễn ra trong thời gian tới…
Trước đó, ngày 6/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có công văn hoả tốc về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn gửi Thủ tướng Chính phủ sau khi đã tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành liên quan đối với phương án điều hành xuất khẩu gạo.
Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị có thể cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5 năm 2020 với hạn mức 800.000 tấn.
Phương án điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương được dựa trên thực tế dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cần đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia, không để xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong bất kỳ hoàn cảnh nào.