Sở GTVT TP.HCM cho biết sẽ xem xét, căn cứ vào doanh thu có thể sẽ điều chỉnh lại thời gian thu phí của trạm thu phí BOT An Sương (TP.HCM) cho phù hợp thay vì thu đến năm 2033.
Theo thông tin thu phí chủ đầu tư trạm BOT An Sương, các hạng mục đầu tư bổ sung thu phí của trạm BOT An Sương gồm: Công trình cầu vượt tại nút giao thông tỉnh lộ 10/QL1 và 10B/QL1; Công tình cầu vượt tại nút giao thông Hương Lộ 2/Tân Lân/QL1; Đầu tư bổ sung lần 3 công trình cầu vượt tại nút giao thông Lê Trọng Tấn/Nguyễn Thị Tú/QL1. Thời gian thu phí hoàn vốn cho các hạng mục bổ sung này kéo dài từ 1/02/2017 đến hết ngày 31/01/2033.
Ông Nguyễn Văn Tám, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, trạm BOT An Sương-An Lạc, dự kiến thu phí từ 1/2017 đến 1/2033, tuy nhiên, căn cứ doanh thu Sở GTVT TP sẽ điều chỉnh lại thời gian thu phí cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
06:22, 05/12/2018
13:19, 04/12/2018
10:02, 04/12/2018
09:39, 04/12/2018
Như vậy theo hợp đồng thu phí tại trạm BOT An Sương đến 31/01/2013 có thể sẽ được điều chỉnh lại thời gian thu phí của trạm này căn cứ vào doanh thu của trạm.
Được biết, trung bình mỗi ngày có 40.000 lượt xe qua lại với giá vé mỗi xe thấp nhất là 15.000 đồng/xe ô tô 4 chổ, xe container là 80.000 đồng/xe (lưu thông quan BOT An Sương – An Lạc chủ yếu là xe tải, contener). Như vậy tổng số tiền mà chủ đầu tư thu về trong 28 năm là lớn hơn nhiều so với số tiền đầu tư xây dựng.
Để thu phí các dự án đã đầu tư bổ sung, ngoài 1 trạm thu phí chính đặt trên Quốc lộ 1, chủ đầu tư còn đặt nhiều trạm thu phí ở tại các nút giao ở Tỉnh lộ 10, Hương lộ 2, nút giao Gò Mây… Đây cũng là những địa điểm chủ đầu tư BOT An Sương xây dựng bổ sung các hạng mục cầu vượt, kéo dài thời gian thu phí đến tháng 2/2033.
Ngoài việc phản ứng về thời gian thu phí lố 31 tháng của trạm BOT An Sương, một số tài xế cũng phản đối vị trí đặt trạm thu phí và thời gian kéo dài việc thu phí của trạm BOT An Sương là chưa hợp lý.
Có thể bạn quan tâm