Các nhà mạng kết hợp phát triển 5G để cung cấp dịch vụ giải pháp số

Diendandoanhnghiep.vn Theo dự báo của các chuyên gia viễn thông, đến năm 2030, mạng 5G sẽ tiếp cận và kết nối liên thông đến tất cả lĩnh vực hạ tầng công nghệ, đem lại cho các nhà khai thác Việt Nam doanh thu 1,5 tỷ USD.

 >>>ASEAN thúc đẩy triển khai 5G

tọa đàm “Thương mại hóa 5G, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam” do câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt nam tổ chức

Tọa đàm “Thương mại hóa 5G, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam” do câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt nam tổ chức

Trong tương lai sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 7,3 -7,4% nâng cao năng suất lao động, hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Đồng thời, hướng tới thúc đẩy chuyển đổi số, sẵn sàng cho kinh tế số và xã hội số, chính phủ số, tạo nên cơ sở hạ tầng vật lý trong việc xây dựng nền tảng cũng như kết nối xã hội tương lai. Đó là những cơ sở tạo ra tự động hóa cũng như việc chuyển đổi giữa các ngành công nghiệp.

Đáp ứng nhu cầu kết nối công nghệ số.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thử nghiệm 5G ở 55 tỉnh, thành phố. Chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy các công ty nghiên cứu, sản xuất thiết bị đầu cuối kết nối 5G; đồng thời sẽ thí điểm 5G ở khu công nghệ cao, các trường đại học, viện nghiên cứu,...Đây là hạ tầng mang tính kết nối các công nghệ số để triển khai hạ tầng số, bao gồm các phần cơ bản để đáp ứng nhu cầu kết nối công nghệ số. Đó là tiếp cận và kết nối liên thông đến tất cả lĩnh vực và tiếp cận, sử dụng hạ tầng công nghệ.

Bà Vũ Thu Hiền – Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số - Cục Tần số vô tuyến điện

Bà Vũ Thu Hiền – Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số - Cục Tần số vô tuyến điện

Tại tọa đàm Thương mại hóa 5G, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam” do câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt nam vừa tổ chức mới đây. Theo Bà Vũ Thu Hiền – Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số - Cục Tần số vô tuyến điện chia sẻ, hiện nay các quy định pháp luật của chúng ta đã đầy đủ và hoàn thiện để triển khai đấu giá 5G. Bộ TT&TT dự định sẽ đấu giá trước băng tần tầm trung cho 5G và hiện nay chúng tôi đang triển khai rồi. Dự kiến tháng 1/2024, Bộ TT&TT sẽ công bố phương án tổ chức đấu giá để các doanh nghiệp nắm bắt và tham gia. Hy vọng cuộc đấu giá sẽ thành công tốt đẹp, và kết thúc vào cuối tháng 2, đầu tháng 3/2024.

Lý do chúng tôi lựa chọn đấu giá trước với băng tần mid band – tầm trung là bởi giai đoạn đầu triển khai 5G, băng tần mid band là băng tần quan trọng nhất, nó sẽ giúp bổ trợ, giảm tắc nghẽn cho 4G và chúng ta đang cần rất nhiều băng thông di động rộng. Cũng vì lý do đó, trên thế giới, Hiệp hội di động toàn cầu cũng đã thống kê và đánh giá là, trên thế giới có 71% các mạng 5G đã triển khai nằm ở băng tần tầm trung này.

Về quy hoạch, chúng ta đã có các băng tần khác cho 5G, ví dụ như băng tần thấp 700MHZ, băng tần cao 26GHZ, đó là những băng tần trong tương lai Việt Nam sẽ xem xét để cấp phép cho 5G. 

Bên cạnh đó, đặt ra những yêu cầu với các nhà mạng để được cấp phép và nếu không trúng thầu băng tần, có phải doanh nghiệp sẽ hết cơ hội tham gia thị trường. Theo ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Phòng công nghệ dịch vụ, Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho rằng, hiện nay có nhiều điều kiện cấp phép 5G, chẳng hạn, điều kiện vốn đầu tư tuân theo Nghị định 25, điều kiện tiếp cận hạ tầng, vùng phủ sóng rộng trên toàn quốc, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ tương ứng cho bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ TT&TT ban hành liên quan đến IoT, truy nhập băng rộng 5G...

Đáng chú ý hạ tầng 5G khác với hạ tầng 3G, 4G, nó giống như hạ tầng mở có nhiều nhà phát triển để triển khai các ứng dụng trên hạ tầng đó. Đây mới là yếu tố quan trọng. Nếu doanh nghiệp ko trúng thầu, họ đều có cơ hội vì Luật Viễn thông lần đầu tiên có quy định về khái niệm bán buôn, buộc doanh nghiệp hạ tầng mở mang cho sự phát triển của các ứng dụng, dịch vụ, sản phẩm số.

Phương án đối với doanh nghiệp không trúng thầu, bây giờ là sự kết hợp ứng dụng trên thực tế. Không nhất thiết phải có băng tần, các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau. Mỗi người đóng góp một phần nào đó để tạo ra ứng dụng giúp ích cho phát triển kinh tế xã hội.

>>>Lấy "sức kéo" đầu tư công thúc đẩy doanh nghiệp thương mại 5G

Nỗ lực đưa ra phương án để có băng tần cho chiến lược phát triển…

ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Trưởng ban công nghệ VNPT

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Trưởng ban công nghệ VNPT

Với quan điểm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Trưởng ban công nghệ VNPT cho rằng: việc triển khai 5G luôn là mối quan tâm hàng đầu bởi đây là nội dung trọng yếu trong hành trình phát triển và chiến lược của VNPT đến 2030-2035 trong việc chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ giải pháp số. 

Nội dung này cũng đồng bộ cùng các sản phẩm và dịch vụ sau này VNPT sẽ cung ứng, liên quan đến cloud, IoT, AI, Machine Learning và Data. 5G là công nghệ để kết nối các năng lực công nghệ, sản phẩm. VNPT sẽ tham gia và đóng vai trò thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, do đó việc triển khai 5G rất quan trọng và được VNPT rất quan tâm. 

Ở Việt Nam, theo VNPT việc triển khai 5G bắt đầu có hiệu quả, cân đối các yếu tố về thị trường, đầu tư phát triển. "Chúng tôi đã triển khai thử nghiệm 5G từ sớm, với sự hiện diện ở gần 20 tỉnh, xuất hiện ở các sự kiện, lễ hội, phục vụ cho du lịch. Song song đó, chúng tôi đã tập trung phát triển công nghệ hạ tầng và triển khai các dịch vụ, sản phẩm số, use case 5G một cách có hiệu quả. 

Trong thời gian tới chúng tôi cũng sẽ kết hợp cùng các năng lực hạ tầng, các platform của VNPT và hệ sinh thái đối tác để khách hàng cảm nhận sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Về thiết bị đầu cuối 5G, hiện khoảng 18% thiết bị của người dùng VNPT đã có 5G và sẽ tăng rất nhanh. Chúng tôi đã chuẩn bị các bài toán về hạ tầng, mạng core, chuyển tải,.. mạng lưới kinh doanh và bố trí các điều kiện về hạ tầng để triển khai 5G nhanh nhất, có hiệu quả, sắp tới khi có tần số chúng tôi sẽ triển khai thêm hạ tầng vô tuyến", ông Nguyễn Quốc Khánh nhấn mạnh. 

 
nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực

Ông Lê Mai Sơn - Phó ban truyền thông Công ty Viễn thông MobiFone

Đồng quan điểm, ông Lê Mai Sơn - Phó ban truyền thông, Công ty Viễn thông MobiFone chia sẻ: MobiFone xác định 5G rất quan trọng, mang tính chiến lược trong ngắn và dài hạn để đảm bảo khả năng chuyển đổi từ doanh nghiệp viễn thông truyền thống sang doanh nghiệp công nghệ số, đáp ứng đa dạng các hình thái dịch vụ công nghệ cho khách hàng, bên cạnh dịch vụ viễn thông thông thường. 

Khi có các phương án đấu giá băng tần, quan điểm của MobiFone là đáp ứng tối đa các tiêu chí để có được giấy phép 5G. Do 5G quan trọng với mọi nhà mạng, quan điểm của MobiFone là cố gắng có phương án để đảm bảo sự tham dự, vừa đảm bảo yếu tố cạnh tranh, và cả vị thế của các doanh nghiệp, tạo ra cộng hưởng và động lực chung cho xã hội. 

MobiFone đã triển khai thử nghiệm 5G ở TPHCM, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, đây là cơ sở dữ liệu ban đầu để đánh giá và xây dựng các phương án mở rộng trong tương lai. Theo thống kê đo đạc, hiện có khoảng 16-17% số lượng thiết bị trên mạng có thể support cho 5G. 

Hiện có khoảng 250 mẫu thiết bị 5G, mỗi năm sẽ bán ra từ 5-6 triệu chiếc. Rào cản của thiết bị 5G là giá cao hơn mặt bằng chung. Giống 4G giai đoạn đầu, thiết bị 5G ngày càng bình dân hoá, hy vọng điều này sẽ tạo ra cú hích cho thị trường. 

Sau khi có kế hoạch đấu giá, MobiFone đã đặt bài toán xây dựng ngay phương án đấu giá, quy hoạch lộ trình phát triển, phủ sóng 5G, xem vùng nào trước, sau, cần có bước đi phù hợp. Hạ tầng xong rồi thì phải có phương án kinh doanh, gồm các sản phẩm, dịch vụ và use case trên nền 5G. Chủ yếu người dùng vẫn dùng data, 75% vẫn dùng dịch vụ video như YouTube, TikTok, nền tảng streaming, 5G sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đây chỉ là điểm chạm đầu tiên. Sau đó chúng ta phải phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, các dịch vụ B2C, B2B, các private network, slicing hoặc các dịch vụ đòi hỏi độ trễ thấp như game ảo, quản trị số lượng điểm kết nối lớn,... 

Cụ thể, tất cả đã được MobiFone nghiên cứu, làm việc với đơn vị tư vấn để xây dựng chiến lược, roadmap, vừa educate thị trường, vừa đáp ứng hoàn thiện hệ thống năng lực cơ sở hạ tầng, xúc tiến các đặc thù riêng của 5G để đảm bảo các phương án kinh doanh, đảm bảo linh hoạt, tối ưu các phương án kinh doanh, biến 5G thành công cụ đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh vai trò là công cụ thúc đẩy chuyển đổi số. 

ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm di động Viettel Telecom

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm di động Viettel Telecom

Thể hiện quan điểm của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel), ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm di động Viettel Telecom khẳng định: Công nghệ 5G không chỉ là công nghệ mới trong ngành viễn thông mà còn biểu thị một kỷ nguyên mới, nơi khả năng kết nối ngày càng mạnh mẽ, linh hoạt, nổi trội mang lại cải tiến đáng kể về băng thông, tốc độ, khả năng phản hồi, tương tác giữa người dùng và hệ thống. 

Trên thế giới có hơn 260 nhà mạng triển khai 5G, đã đến giai đoạn chín muồi. Ở Việt Nam, Chính phủ và Bộ đã cho phép thử nghiệm 5G từ năm 2019, sau 3 năm, doanh nghiệp đã có đủ cơ sở đánh giá về chất lượng hạ tầng mạng lưới, hiệu quả, phương án kinh doanh. Do vậy đây là thời điểm chín muồi cho câu chuyện đấu giá tần số để các doanh nghiệp cung cấp 5G thời gian tới. Viettel đã thử nghiệm ở hầu hết tỉnh thành, với hơn 1 triệu lượt trải nghiệm. Hầu hết khách hàng đều cảm nhận rõ rệt tốc độ 5G mang lại. 

Tuy nhiên, các dịch vụ nội dung trên 5G chưa có nhiều, chỉ có video 4K, 8K, live streaming, còn các dịch vụ AR, VR chưa có mấy. Mong muốn của khách hàng sau trải nghiệm là 100% đều muốn Việt Nam sớm triển khai 5G để họ được trải nghiệm công mới với tốc độ cao hơn. 

Họ cũng muốn các nhà mạng phải là đơn vị xây dựng nội dung cho 5G. Ví dụ 3G, 4G đã có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung, nhưng với 5G rất ít. Ví dụ như ở Thái Lan sau một thời gian triển khai chỉ có dưới 10 đơn vị cung cấp nội dung 5G thôi. Đây là bài toán thách thức cho các doanh nghiệp. 

Cùng sự nỗ lực, cố gắng Viettel đã chuẩn bị cho 5G từ sớm. Đội ngũ nghiên cứu của Viettel cơ bản tự chủ động sản xuất được từ thiết bị vô tuyến, mạng lõi, truyền dẫn,.., chỉ chờ giấy phép để triển khai trên hạ tầng Việt Nam. Điều này có nhiều ý nghĩa đối với việc tự chủ và khả năng bảo mật của quốc gia. 

Phương án triển khai nếu trúng đấu giá thì nhu cầu 5G nhiều nhưng thiết bị hỗ trợ thấp, từ 17-20%. Do vậy tôi sẽ lựa chọn ở khu vực có nhu cầu cao, có máy hỗ trợ 5G cao sẽ ưu tiên triển khai trước. Bên cạnh đó là khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm đổi mới sáng tạo, biến nhà máy có dây thành không dây. Các trung tâm đổi mới sáng tạo có thể nghiên cứu để ứng dụng lợi ích của 5G vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là các phương án dự kiến triển khai của Viettel. Đặc biệt, Viettel có văn hóa riêng trong việc đầu tư hạ tầng, chắc chắn sẽ đầu tư nhanh và đáp ứng tối đa nhu cầu mà Bộ TT&TT đưa ra trong việc đấu giá tần số.

Nói về giải pháp, ông Đoàn Quang Hoan, Tổng Thư ký Hội vô tuyến điện tử cho rằng: Để thương mại hoá 5G, việc đầu tiên nhà nước cần làm là cấp phép sử dụng băng tần chính thức cho các doanh nghiệp để thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ. Cấp phép băng tần 5G phải thực hiện bằng hình thức đấu giá tần số. Đây không phải là chính sách mới hoàn toàn mà đã quy định trong Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 nhằm hai mục tiêu: minh bạch hoá quy trình cấp phép tần số quý hiếm và thu tiền sử dụng tài nguyên cho ngân sách. Trong đó mục tiêu quan trọng nhất là minh bạch quy trình để cấp phép sử dụng cho những doanh nghiệp đủ năng lực sử dụng hiệu quả tài nguyên quý hiếm này, đảo bảo cho thị trường thông tin di động phát triển tốt và cạnh tranh lành mạnh.

Để đạt được mục tiêu đó, trước hết nhà nước nên quy hoạch để có từ 3-4 khối tần số ở mỗi đoạn băng tần thấp, trung bình và cao cho thị trường. Việc đấu giá nên thực hiện đồng thời cho các khối trong mỗi đoạn băng tần. Như vậy để các doanh nghiệp lớn đang cạnh tranh trên thị trường có được cơ hội và điều kiện cạnh tranh bình đẳng.

Một trong những mục tiêu khi nghiên cứu và triển khai công nghệ 5G là khả năng cung cấp dịch vụ Internet vạn vật IOT với mật độ cao, độ trễ thấp. Vì vậy nó trông đợi được sử dụng một cách hiểu quả trong các nhà máy hiện đại, trong các khu công nghiệp lớn...

nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực

Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực

Theo nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực chia sẻ quan điểm về phát triển 5G:  Khó khăn thách thức khi đưa 5G vào không chỉ vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ, cơ chế, kinh tế.

Vì sao chậm như vậy? Thứ nhất là đầu tư cho 5G rất lớn, chưa biết thị trường sẽ chấp nhận thế nào dù cơ hội chung là rất hay. Các nhà mạng có chần chừ nhất định, chưa quyết tâm thương mại hóa vì lý do đầu tư.

Hiện nay, giá viễn thông truyền thống đang đi xuống. Bài toán đầu tư không dễ dàng từ nguồn đầu tư, mà cả cơ chế đầu tư và cơ chế hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, Mobifone đầu tư lớn, lợi nhuận cuối năm giảm trong khi quy định nhà nước yêu cầu lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước. Ảnh hưởng đến lương bổng thu nhập cán bộ công nhân viên. Doanh nghiệp tư nhân đầu tư 2-3 năm lỗ là bình thường cho đến điểm hòa vốn rồi lợi nhuận, nhưng doanh nghiệp nhà nước chưa dám đầu tư ồ ạt.

Về đấu giá, Bộ đã chuẩn bị kỹ càng, đấu giá ba băng tần một lúc, bớt sức ép về chuyện đẩy giá cao. Giá cước dịch vụ không thể tăng lên được dù 5G đưa vào vận hành. Với người tiêu dùng bình thường không dễ nâng giá lên nếu chỉ có tốc độ, độ trễ. Nếu đẩy giá cao lên, giá thành sẽ cao lên. Đấu giá ba băng tần một lúc ngay giai đoạn đầu để doanh nghiệp tương đối công bằng.

Nhà nước muốn đấu giá nhiều lên để thu tiền, nộp ngân sách nhà nước. Ví dụ như một số nước Bắc Âu cấp phép luôn, không đấu giá, tiền để doanh nghiệp đầu tư, làm gói cước rẻ cho người dân sẽ lợi hơn. Chi tiêu đó còn lợi hơn khi ngân sách đưa vào các dự án không hiệu quả.

Năm 2024, thị trường đã tương đối sẵn sàng, ít nhất là khách hàng doanh nghiệp (y tế, dầu khí, giao thông, thành phố thông minh). Nhưng 4 nhà mạng không dễ ăn chia miếng bánh này trong thời gian đầu. Vấn đề triển khai không phải ở công nghệ mà nằm ở bài toán kinh doanh và quản trị hệ 5G sao cho hiệu quả.

Ứng dụng thành công của 5G hiệu quả và giảm chi phí vận hành.

ông Hidetaka Shiraishi, Giám đốc cấp cao của Tiếp thị và triển khai 5G trên toàn cầu tại Huawei Technologies

Ông Hidetaka Shiraishi, Giám đốc cấp cao của Tiếp thị và triển khai 5G trên toàn cầu tại Huawei Technologies

Theo chia sẻ của ông Hidetaka Shiraishi, Giám đốc cấp cao của Tiếp thị và triển khai 5G trên toàn cầu tại Huawei Technologies về kinh nghiệm tăng trưởng mạnh mẽ của các ứng dụng thành công của 5G trong các ngành công nghiệp và những tác động tích cực của 5G đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Ví dụ như cảng thông minh ở Hồng Kông, container hàng hóa được xử lý từ khi cập cảng, cần cẩu và các phương tiện cơ giới khác là thiết bị chính trong bến cảng. Và các vấn đề hiện tại đối với các cảng nói chung đều có liên quan đến xe nâng RTG, xe tải và hệ thống giám sát CCTV. 5G là một giải pháp thiết yếu có thể giúp hiện đại hóa các cảng trên toàn thế giới hiệu quả và giảm chi phí vận hành.

Nhìn từ 5G đang được sử dụng trong các tình huống du lịch và giải trí, điển hình là bãi biển Pattaya, Thái Lan. Chính quyền địa phương đã triển khai các ứng dụng mới trên mạng 5G giúp cải thiện đáng kể việc quản lý và giám sát từ dự báo thời tiết, quản lý giao thông, an ninh bãi biển và tất nhiên, kết nối băng thông rộng di động được tăng cường và siêu nhanh cho mọi người đến bãi biển.

Thực tế ở Malaysia, cơ sở khí hóa lỏng ngoài khơi được kết nối 5G. Trong đó, 5G đã được sử dụng để triển khai các giải pháp sáng tạo như mũ bảo hiểm trợ lý AR với độ trễ cực thấp, hệ thống giám sát CCTV thời gian thực. Nhờ đó có thể gia tăng đáng kể về hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà dữ liệu được truyền đi không còn được đo bằng megabits mỗi giây, mà bằng Gigabits mỗi giây. Và điều này đã có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với người tiêu dùng băng thông rộng di động, mà còn đối với các ngành công nghiệp khác nhau. Các ngành công nghiệp khác nhau đã tích hợp dịch vụ đám mây vào hoạt động của họ, các nền tảng video lan truyền như TikTok đã chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân, thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ và các lĩnh vực truyền thống như chính phủ, giao thông vận tải, sản xuất và logistics được vận hành thông minh đã cho thấy thực tế về khả năng tăng cả hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả năng lượng. Tất cả những giá trị này đã, đang và sẽ tiếp tục có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các nhà mạng kết hợp phát triển 5G để cung cấp dịch vụ giải pháp số tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714459339 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714459339 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10