Các nhà xuất khẩu Trung Quốc kém “mặn mà” với đồng Nhân dân tệ

DIỄM NGỌC 29/04/2024 05:30

Mặc dù việc sử dụng đồng Nhân dân tệ nhiều hơn trong các giao dịch xuyên biên giới trong những năm gần đây, nhưng các công ty trong nước lại ưa thích nắm giữ đồng đô la Mỹ hơn.

>>Nhân dân tệ có thể tiếp tục suy yếu vào năm 2024

Theo SCMP đưa tin, sự biến động gần đây của đồng Nhân dân tệ, lợi nhuận sụt giảm và những thay đổi bất ngờ trong nhu cầu bên ngoài đang kết hợp lại, khiến một số nhà xuất khẩu Trung Quốc kém lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh và có nhiều khả năng sẽ đầu tư tài sản của mình vào bất cứ thứ gì ngoại trừ đồng tiền quốc gia.

Mặc dù việc sử dụng đồng Nhân dân tệ nhiều hơn trong các giao dịch xuyên biên giới trong những năm gần đây, nhưng các công ty trong nước lại ưa thích nắm giữ đồng đô la Mỹ hơn

Mặc dù việc sử dụng đồng Nhân dân tệ nhiều hơn trong các giao dịch xuyên biên giới trong những năm gần đây, nhưng các công ty trong nước lại ưa thích nắm giữ đồng đô la Mỹ hơn

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cảm thấy đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá so với đồng đô la Mỹ là điều chắc chắn, vì Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đang cho thấy việc giảm lãi suất sẽ không xảy ra như dự đoán do áp lực lạm phát kéo dài.

Một số doanh nghiệp tại Trung Quốc cho biết, vào đầu năm nay, hầu hết các nhà xuất khẩu đều đang thiếu đô la Mỹ. Có lẽ một mặt là do nền kinh tế và xuất khẩu không tốt khiến mọi người thu về được ít USD hơn. Mặt khác, những công đang phát triển thị trường ở nước ngoài cũng gặp khó khăn.

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 7,5% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước, đạt 279,7 tỷ USD và không như mong đợi. Điều này trái ngược hoàn toàn với mức tăng trưởng 7,1% trong số liệu tổng hợp trong tháng 1 và tháng 2. Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ đã giảm khoảng 2,1% so với đồng đô la Mỹ kể từ đầu năm nay, khiến nhiều nhà xuất khẩu phải giữ đô la Mỹ và chỉ chuyển đổi những gì cần thiết.

Liu Kaiming, chuyên gia về chuỗi cung ứng phân tích, do chênh lệch lãi suất lớn giữa Trung Quốc và Mỹ, nên dòng vốn chảy vào từ các nhà xuất khẩu trong nước đã cạn kiệt. Các doanh nghiệp đã chọn gửi đô la Mỹ ở nước ngoài dưới dạng tiền gửi, có thể kiếm được hơn 5% lợi nhuận so với khoảng 1,5% khi gửi bằng Nhân dân tệ ở trong nước và chờ đợi tỷ giá hối đoái tốt hơn.

>>Trung Quốc muốn đẩy mạnh Nhân dân tệ vào các thị trường mới nổi

Theo báo cáo hôm thứ Tư của Bank of America, mặc dù việc sử dụng đồng Nhân dân tệ nhiều hơn trong các giao dịch xuyên biên giới trong những năm gần đây, nhưng các công ty trong nước lại ưa thích nắm giữ đồng đô la Mỹ hơn kể từ khi ngân hàng trung ương Mỹ bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022.

“Thặng dư thương mại hàng hóa đã tăng đáng kể kể từ năm 2020 và củng cố thặng dư tài khoản vãng lai khá tốt của Trung Quốc. Tuy nhiên, tác động từ thặng dư thương mại sang bán ngoại hối đã yếu đi trước lãi suất đồng đô la Mỹ ngày càng hấp dẫn. Đặc biệt, nhu cầu đô la Mỹ từ khách hàng ngân hàng tiếp tục vượt xa nguồn cung”, Bank of America cho biết.

Donald Gao, nhà đầu tư tại một số nhà máy và thị trường bất động sản ở Đông Nam Á dự đoán đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá đã khiến nhiều người Trung Quốc quay trở lại với các tài sản trú ẩn an toàn như vàng. Đây là lý do mà không chỉ ngân hàng trung ương Trung Quốc và cả người dân nước này đang tăng cường nắm giữ vàng một cách đáng chú ý.

“Hầu hết các công ty hiện nay rất khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận, mặc dù chi phí cho vay ở Trung Quốc thấp hơn trước, nhưng chúng tôi không thể kiếm lại tiền lãi từ khoản vay. Lợi nhuận thu được từ ngoại thương sẽ được các công ty ra nước ngoài sử dụng để hoạt động và đầu tư vào thị trường nước ngoài, hoặc chuyển thành tiền gửi bằng đô la Mỹ. Tuy nhiên, một số lợi nhuận vẫn cần phải được chuyển đổi thành đồng nhân dân tệ để mua nguyên liệu thô và trả tiền cho sản xuất”, nhà đầu tư này chia sẻ.

Theo Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia có trụ sở tại Bắc Kinh, nhu cầu trong nước yếu vẫn tồn tại và rủi ro hệ thống nhất là trong lĩnh vực bất động sản vẫn chưa được ngăn chặn, khiến các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào tài sản ở nước ngoài để phòng ngừa rủi ro. “Hành vi đa dạng hóa đầu tư trên toàn cầu để phòng ngừa rủi ro trong nước sẽ tự nhiên gây ra dòng vốn ra ngắn hạn lớn từ Trung Quốc và tăng cường áp lực lên đồng Nhân dân tệ”.

Kỳ vọng đồng Nhân dân tệ sẽ tiếp tục yếu cho đến khi có các dấu hiệu rõ ràng rằng việc cắt giảm lãi suất đã được Fed cân nhắc và đồng đô la Mỹ giảm giá.

Mặc dù có một số lạc quan về xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng các nhà phân tích cho rằng giá hàng hóa Trung Quốc thấp hơn có thể không bền vững thậm chí còn gây ra căng thẳng thương mại.

Ngân hàng đầu tư Natixis của Pháp lưu ý: “Thực tế là, ngay cả khi giá xuất khẩu giảm, Trung Quốc vẫn không thể tăng xuất khẩu cho đến gần đây, mở ra một dấu hỏi lớn về việc liệu phần còn lại của thế giới có sẵn lòng hấp thụ năng lực sản xuất bổ sung của Trung Quốc hay không?”

Có thể bạn quan tâm

  • Nhân dân tệ đủ sức thay thế USD?

    03:30, 30/01/2024

  • Nhân dân tệ có thể tiếp tục suy yếu vào năm 2024

    04:54, 10/12/2023

  • Trung Quốc đẩy mạnh quốc tế hóa Nhân dân tệ với tâm lý thận trọng

    05:05, 12/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc kém “mặn mà” với đồng Nhân dân tệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO