Các tập đoàn đa quốc gia quan tâm đến yếu tố gì nhất khi đầu tư vào Việt Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Quy trình phê duyệt đầu tư, hàm lượng nội địa và các quy định với người lao động nước ngoài là những yếu tố mà các tập đoàn đa quốc gia khi chọn Việt Nam để đầu tư.

Ngân hàng thế giới (WB) vừa phát hành Báo cáo năng lực cạnh tranh đầu tư toàn cầu 2019/2020: Xây dựng lại niềm tin của nhà đầu tư trong thời điểm không chắc chắn. Báo cáo tập trung vào vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong việc giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 và thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế của các nước. Nhấn mạnh những đóng góp của FDI trong việc cung cấp nguồn tài chính bên ngoài quan trọng, tạo việc làm, đưa người dân thoát nghèo và nâng cao năng suất. 

Báo cáo trình bày kết quả khảo sát hơn 2.400 giám đốc điều hành doanh nghiệp đại diện cho các tập đoàn đa quốc gia tại 10 quốc gia đang phát triển lớn: Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mexico, Nigeria, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. 

dsg

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ giúp giảm bớt tác động của và thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế của các nước.

Kết quả khảo sát phỏng vấn 2.400 giám đốc kinh doanh làm việc cho các tập đoàn này tại 10 nước thu nhập trung bình trong đó có Việt Nam cho thấy, ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý là những yếu tố mà họ quan tâm. Đáng chú ý là chi phí nhân công và đầu vào rẻ chỉ xếp thứ 11.

Tất cả những người được khảo sát tại 10 quốc gia đều cho rằng rào cản lớn nhất về mặt môi trường pháp lý là quy trình phê duyệt đầu tư. Ở Việt Nam rào cản lớn thứ hai và ba là yêu cầu về hàm lượng nội địa và các quy định với người lao động nước ngoài.

Kết quả của cuộc khảo sát, cũng như cơ sở dữ liệu toàn cầu mới của báo cáo về rủi ro pháp lý, nêu bật vai trò quan trọng của các hành động của chính phủ trong việc giảm rủi ro cho nhà đầu tư và tăng khả năng dự đoán chính sách để xây dựng lại niềm tin của nhà đầu tư. 

Báo cáo cũng đánh giá tác động của FDI đối với nghèo đói, bất bình đẳng, việc làm và hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng bằng chứng cấp doanh nghiệp và hộ gia đình từ các quốc gia khác nhau.

Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng ước đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ, chủ yếu là do Samsung Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mới.

Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng của Việt Nam ước đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ, chủ yếu là do Samsung Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mới.

Cho thấy rằng FDI ở các nước đang phát triển mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và người lao động - bao gồm cả việc làm nhiều hơn và được trả lương cao hơn - nhưng các chính phủ cần phải cảnh giác về những hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với phân phối thu nhập. 

Ở Việt Nam, tác động từ FDI là tích cực cho xóa đói giảm nghèo và chia sẻ thịnh vượng nhưng thu nhập rất thấp và bất bình đẳng. Mức tăng lương từ FDI đã giúp nâng gần 24.000 người ra khỏi nghèo đói trung bình mỗi năm từ 2007 đến 2016. Tiền lương lợi ích thu nhập từ FDI là tích cực cho tất cả người lao động theo phân phối thu nhập. 

WB cho rằng các ưu tiên cho các cơ quan xúc tiến đầu tư và các bên liên quan khác đang tìm cách tăng cường khả năng cạnh tranh đầu tư của quốc gia họ và thúc đẩy FDI để phục hồi kinh tế mạnh mẽ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các tập đoàn đa quốc gia quan tâm đến yếu tố gì nhất khi đầu tư vào Việt Nam? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711625765 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711625765 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10