Cách nào giảm sâu lãi cho vay?

LÊ MỸ 26/08/2021 12:09

Dù Dự thảo sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) đã có quy định giãn nợ vay cho khách hàng, nhưng việc giảm lãi vay vẫn trên cơ sở xem xét của các TCTD.

Nhiều ý kiến cho rằng NHNN cần có quy định cụ thể hơn về giảm lãi vay của các TCTD để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

 Kết quả hỗ trợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và đề xuất của VPA. Nguồn: NHNN, VPA

Kết quả hỗ trợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và đề xuất của VPA (nguồn: NHNN, VPA)

Cần quy định cụ thể

Hiệp hội doanh nghiệp Nhựa Việt Nam (VPA) vừa “cầu cứu” Chính phủ. Trong đó, VPA đề nghị các ngân hàng giảm từ 2-3% lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp. So với mức hạ lãi vay mà các TCTD công bố từ 0,5-1,5%, đề nghị nói trên của VPA lớn hơn gấp 2- 3 lần. Đáng chú ý, nhóm SMEs khó thuộc đối tượng được giảm lãi vay.

Trong khi nhiều ngân hàng vẫn lãi lớn, một phần không nhỏ nhờ chi phí huy động rẻ nhưng lãi vay chưa hạ tương ứng. Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi Thông tư 01 vẫn quy định việc giảm lãi vay phụ thuộc vào cơ sở xem xét của các TCTD. Do đó, lãi vay khó giảm sâu nếu không có quy định cụ thể.

“Việc quy định này sẽ không phá vỡ quy định “lãi suất là thỏa thuận dân sự” theo Thông tư 39/2016/NHNN. Bởi trong đại dịch, mọi quy định đều có thể thay đổi, tương tự các quy định về đầu tư công đã có sự linh hoạt nhất định”, một chuyên gia nhấn mạnh.

Kỳ vọng giãn nợ vay

Trong Dự thảo sửa đổi Thông tư 01, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng đủ điều kiện được thực hiện đến ngày 30/6/2022, tức kéo dài thêm 6 tháng so với Thông tư 03/2021/NHNN.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế, việc gia hạn thêm 6 tháng là tạm thời phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Bởi vì, thời hạn cơ cấu nợ là 12 tháng kể từ ngày cơ cấu nợ nên có thể kéo dài muộn nhất tới 20/6/2023.

Bên cạnh đó, việc cho phép cơ cấu lại các khoản vay từ đầu năm đến nay, cũng như từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày có hiệu lực của dự thảo sửa đổi Thông tư 01, sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội phục hồi. Cùng với đó, việc gia hạn có thể xem xét không chỉ một lần để phòng ngừa đại dịch kéo dài và tránh phải sửa Thông tư nhiều lần.

Tuy nhiên theo TS. Đinh Thế Hiển, nhiều người vay, đặc biệt các hộ kinh doanh, cá nhân, tiêu dùng, mua nhà… với các nhà khoản vay nhỏ và vừa, sẽ không mong đợi nhiều ở giảm lãi vay và kỳ vọng giãn nợ dài hơi hơn, vì ngân hàng sẽ được xem xét chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận, với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

  • HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Đến lúc ngân hàng có trách nhiệm xã hội

    HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Đến lúc ngân hàng có trách nhiệm xã hội

    05:00, 25/08/2021

  • HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Mong ngân hàng đừng

    HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Mong ngân hàng đừng "vô cảm"

    05:00, 24/08/2021

  • HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Cần nới hạn trích lập dự phòng rủi ro?

    HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Cần nới hạn trích lập dự phòng rủi ro?

    10:59, 16/08/2021

  • HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Nới phạm vi cơ cấu nợ

    HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Nới phạm vi cơ cấu nợ

    14:10, 15/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cách nào giảm sâu lãi cho vay?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO