“Cái chết tức tưởi” của Hertz

NGUYỄN CHUẨN 02/06/2020 14:00

Các công ty cho thuê xe hơi tại Mỹ đã và đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Trong đó, Hertz Global Holdings đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vì doanh nghiệp này đã kiệt quệ vì dịch bệnh.

p/Covid đã đặt dấu chấm hết cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành cho thuê xe, mà nổi bật là Hertz

Covid đã đặt dấu chấm hết cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành cho thuê xe, mà nổi bật là Hertz

Trong những năm gần đây, Hertz đã phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn, nhất là 2 đối thủ sừng sỏ là Avis Budget và Uber. Do đó, Hertz bị lỗ ròng năm thứ tư liên tiếp vào năm 2019.

Hertz từng cho biết có thể tránh được kịch bản phá sản nếu nhận được gói cứu trợ từ các chủ nợ hoặc tiếp cận gói cứu trợ của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, Hertz không thể tiếp cận cả hai nguồn hỗ trợ trên.

Như vậy, với khoản nợ lên gần 19 tỷ USD và khoảng 38.000 nhân viên trên toàn thế giới tính đến cuối năm 2019, Hertz là một trong những công ty lớn nhất bị “xóa sổ” bởi đại dịch.

Còn nhớ cuối năm 2019, Hertz đã chính thức đặt chân đến thị trường Việt Nam. Thông qua sự hợp tác với tập đoàn New City Rent a Car, Hertz cung cấp một loạt dịch vụ cho thuê xe tự lái, dịch vụ thuê xe kèm tài xế, đưa đón tại sân bay và các địa điểm khác, phù hợp với những nhu cầu và ngân sách của khách hàng tại Việt Nam.

Theo thông tin từ Hertz, ba nhãn hiệu cho thuê xe: Hertz, Dollar và Thrifty dành cho ba loại đối tượng khách hàng tại Việt Nam. Trong đó, Hertz là thương hiệu cho thuê xe cao cấp, Dollar dành cho khách hàng thuê xe gia đình để đi du lịch và tìm kiếm một chiếc xe an toàn với giá cả phải chăng, còn Thrifty đáp ứng nhu cầu của những khách hàng mong muốn trải nghiệm dịch vụ với mức giá hợp lý.

Với tầm nhìn chiến lược từ những nhu cầu thực tế của thị trường Việt Nam, Hertz kỳ vọng không chỉ mang đến gói dịch vụ về du lịch toàn diện hơn mà còn mong muốn khai phá một thị trường đầy tiềm năng và đang không ngừng gia tăng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng nổ trên toàn cầu, và Việt Nam cũng không loại trừ được những ảnh hưởng và tác động sâu rộng của đại dịch. Do đó, nhu cầu đi lại của người dân thấp hơn nhiều so với các năm trước. Các dịch vụ cho thuê xe của Hertz và New City Rent a Car cũng rơi vào tình cảnh "bết bát".

Các chuyên gia cho rằng, về dài hạn, dịch vụ cho thuê xe ở Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt thị trường du lịch mới chỉ tái khởi động trở lại, thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê xe vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Có thể bạn quan tâm

  • Suy nghĩ từ vụ phá sản Wefit

    Suy nghĩ từ vụ phá sản Wefit

    08:36, 16/05/2020

  • Luật Phá sản đang làm khó doanh nghiệp?

    Luật Phá sản đang làm khó doanh nghiệp?

    04:05, 16/05/2020

  • Làn sóng phá sản chuỗi bán lẻ truyền thống

    Làn sóng phá sản chuỗi bán lẻ truyền thống

    10:10, 14/05/2020

  • Cạn kiệt vốn, Wefit - startup tiên phong trong lĩnh vực fitness chính thức tuyên bố phá sản

    Cạn kiệt vốn, Wefit - startup tiên phong trong lĩnh vực fitness chính thức tuyên bố phá sản

    06:36, 12/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cái chết tức tưởi” của Hertz
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO