Cấm xe máy thì đi làm bằng phương tiện gì?

Diendandoanhnghiep.vn Giới chuyên gia lo ngại tính khả thi khi Hà Nội rút ngắn lộ trình cấm xe máy vào năm 2025, còn người dân lo ngại "không biết đi làm bằng phương tiện gì".

>>Hà Nội cấm xe máy: Đừng so sánh với Bắc Kinh

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04, ngày 4/7/2017 của HĐND thành phố về việc thông qua Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030. Đáng chú ý, lần này UBND thành phố Hà Nội đưa ra kế hoạch thực hiện hạn chế xe máy tại các quận sau năm 2025, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch.

với tình hình giao thông Hà Nội hiện nay, đến 2025 chưa đủ điều kiện để thực hiện.

Với tình hình giao thông Hà Nội hiện nay, đến 2025 chưa đủ điều kiện để thực hiện.

Theo đó, từ sau năm 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ đường vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, Quốc lộ 5 trở vào trung tâm thành phố. Ngoài ra, sau năm 2030, thành phố sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ vành đai 4 đối với khu vực nam sông Hồng và vành đai 3 đối với khu vực bắc sông Hồng.

Chia sẻ về về đề án này, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, chủ trương cấm xe máy vào nội đô, Hà Nội đã có từ lâu nhưng các nhà khoa học, các chuyên gia, người dân không đồng tình. Trước đây dự kiến 2030 mới thực hiện, giờ lại lùi thời gian xuống năm 2025.

Ông Liên cho rằng, quyết tâm và ý chí của Hà Nội trong việc cấm xe máy là rất tốt, phù hợp với xu hướng phát triển của các đô thị văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, với tình hình giao thông Hà Nội hiện nay, đến 2025 chưa đủ điều kiện để thực hiện. 

Theo ông Liên, để thực hiện được chủ trương này, Hà Nội phải trả lời được câu hỏi như lâu nay họ vẫn đặt ra: “Cấm xe máy người dân đi lại bằng phương tiện gì?”. Câu hỏi không mới này vẫn đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi TP phải có câu trả lời thỏa đáng.  

để cấm được xe máy trước tiên vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo đáp ứng được 60% nhu cầu đi lại của người dân trong nội đô.

Để cấm được xe máy trước tiên vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo đáp ứng được 60% nhu cầu đi lại của người dân trong nội đô.

Thứ nhất, để cấm được xe máy trước tiên vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo đáp ứng được 60% nhu cầu đi lại của người dân trong nội đô. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội vẫn chỉ trông chờ vào xe buýt là chủ yếu, nhưng xe buýt lại chưa phát huy được năng lực khi mới chỉ đáp ứng chưa tới 20% nhu cầu đi lại của người dân. 
 
Thứ hai, với diện tích đất chật hẹp trong nội đô, không có giao thông ngầm, xe buýt rất khó phát huy hết năng lực. Do vậy, cấm xe máy, tăng cường xe buýt người dân chuyển sang đi ô tô thì xe buýt “không có cửa” để phát huy được năng lực,  trái lại nguy cơ tắc đường còn cao hơn. 

“Xe buýt Hà Nội trước đây chạy với tốc độ 28km/h, hiện nay chỉ còn 17km/h.  Điều đó khiến đường càng tắc, tốc độ xe chạy giảm, người dân không mặn mà với xe buýt”, ông Liên nói.

Ngoài xe buýt, đường sắt đô thị được xem là loại hình vận tải công cộng văn minh, góp phần quan trọng giảm ùn tắc.  Hiện nay, Hà Nội chỉ có mỗi tuyến Cát  Linh – Hà Đông đưa vào khai thác, đến năm 2025 may ra có thêm tuyến Nhổn – ga Hà Nội, trong khi các tuyến còn lại hiện nay chưa được triển khai. Do vậy, nếu chỉ trông chờ vào xe buýt và 2 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đưa ra lộ trình cấm xe máy vào năm 2025 là quá sớm, thiếu tính khả thi.

Xe buýt Hà Nội trước đây chạy với tốc độ 28km/h, hiện nay chỉ còn 17km/h.p/Điều đó khiến đường càng tắc.

Xe buýt Hà Nội trước đây chạy với tốc độ 28km/h, hiện nay chỉ còn 17km/h. Điều đó khiến đường càng tắc.

Còn theo TS Phan Lê Bình - chuyên gia giao thông, việc cấm xe máy khi phương tiện công cộng chưa đủ đáp ứng có thể khiến người dân chuyển sang sử dụng ô tô cá nhân nhiều hơn. TS Phan Lê Bình lấy dẫn chứng thành phố Yangon (Myanmar) trước đây cấm xe máy khi hệ thống xe buýt còn tương đối yếu, nhà nước có chính sách giảm thuế nhập khẩu ô tô về 0, dẫn đến số xe ô tô cá nhân tăng cao và ùn tắc giao thông nghiêm trọng hơn. "Việc cấm xe máy có thể là một cú huých mạnh khiến cho người dân buộc phải nghĩ đến chuyện sử dụng tốt nhất", ông Bình bày tỏ.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhận định, chủ trương cấm xe máy liên quan nhiều đến người dân hơn thu phí ô tô vào nội đô, vì đến hơn 70% người dân đi xe máy. "Hà Nội cần có giải pháp để người dân lựa chọn chuyển đổi phương tiện. Đây mới vấn đề đáng bàn để thuyết phục được người dân, chứ không phải chỉ nêu chủ trương cấm xe máy", ông Quyền nhận định.

>>Giao thông Hà Nội: Hệ lụy từ quy hoạch!

Bàn về giải pháp, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, Hà Nội nên đa dạng phương tiện công cộng loại nhỏ như xe buýt 9, 12, 15 chỗ... giúp người dân đi lại trên các tuyến phố chật hẹp; khuyến khích việc sử dụng xe đạp, đi bộ ở cự ly ngắn như bố trí làn đường riêng cho người đi xe đạp, giữ vỉa hè cho người đi bộ. Đây không chỉ là giải pháp chống ùn tắc giao thông mà còn nâng cao chất lượng không khí, môi trường và thành phố có thể thí điểm một số khu vực rồi mở rộng dần.

Các đề án cần làm phải vì cái chung chứ đừng tư duy theo nhiệm kỳ.

Các đề án cần làm phải vì cái chung, đừng tư duy theo nhiệm kỳ.

GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH KTQD Hà Nội cho rằng, ủng hộ đề án nhưng đề xuất năm 2025 mà cấm xe máy nội đô là quá vội vàng.

Hà Nội xem đã chuẩn bị gì cho việc cấm xe máy này. Hiện nay phương tiện kết nối còn chưa có, xe buýt năng lực vận tải quá yếu, trong khi đường sắt đô thì thì mới chỉ có duy nhất 1 tuyến Cát Linh – Hà Đông cũng chưa phát huy tác dụng. Buýt nhanh BRT coi như thất bại và “phá sản rồi”. Vậy mà tính đến năm 2025 cấm xe máy thì thật sự quá nóng vội, sẽ lại thất bại…”, TS Đặng Đình Đào phân tích.

Từ nhận định đó, TS Đặng Đình Đào phân tích, Hà Nội nên có sự chuẩn bị tốt điều kiện “cần” là phát triển hạ tầng giao thông công cộng, để điều kiện “đủ” là người dân tự giác bỏ xe cá nhân, tham gia giao thông công cộng.

“Các đề án cần làm phải vì cái chung, đừng tư duy theo nhiệm kỳ, làm theo kiểu “giải ngân”, như vậy sẽ rất lãng phí ngân sách mà hiệu quả thì bằng không. Tuyến buýt nhanh BRT nếu nói hiệu quả hãy để người dân đánh giá hiệu quả, còn để Sở GTVT đánh giá hiệu quả thì e là không đúng sự thật…”, TS Đặng Đình Đào thẳng thắn.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cấm xe máy thì đi làm bằng phương tiện gì? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714222751 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714222751 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10