Cấm xe máy vào nội đô năm 2025 là quá vội vàng?

Diendandoanhnghiep.vn Cấm xe máy trong thời gian tới là quan điểm thiếu nhân văn, đánh vào người nghèo.

>> Cấm xe máy vào nội đô từ năm 2025 – Hà Nội đang nóng vội?

ff

Để cấm được xe máy trước tiên vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo đáp ứng được 60% nhu cầu đi lại của người dân trong nội đô.

Hà Nội đang nghiên cứu theo hướng sau năm 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ đường vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, quốc lộ 5 trở vào trung tâm thành phố.

Ngay lập tức, đề xuất đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội cùng nhiều ý kiến trái chiều. Giới chuyên gia lo ngại tính khả thi của đề án, còn người dân cho rằng sẽ “không biết đi làm bằng phương tiện gì” nếu cấm xe máy.

Các chuyên gia cho rằng quyết tâm và ý chí của Hà Nội trong việc cấm xe máy là rất tốt, phù hợp với xu hướng phát triển của các đô thị văn minh, hiện đại.

Dù rằng, thành phố đã xử lý được 63 điểm ùn tắc giao thông, bình quân giải quyết 12 điểm/năm. Năm 2021 còn 31 điểm (đã xử lý 6 điểm, phát sinh 7 điểm). Các điểm ùn tắc giao thông phát sinh thêm chủ yếu tập trung ở các công trình đang thi công, sẽ được xử lý triệt để khi công trình hoàn thành. Bên cạnh đó, tỷ lệ đất dành cho giao thông tăng đều hàng năm…

Tuy nhiên, với tình hình giao thông Hà Nội hiện nay, đến 2025 chưa đủ điều kiện để thực hiện. Hiện Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp đặc biệt vào giờ cao điểm và các dịp lễ, tết. 

Thực tế, hạ tầng giao thông còn yếu kém, đường sá còn hẹp, đường 4 làn xe rộng 20-30 mét còn rất ít. Để cấm được xe máy trước tiên vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo đáp ứng được 60% nhu cầu đi lại của người dân trong nội đô. Hiện nay, phương tiện giao thông công cộng mới đáp ứng khoảng 17% nhu cầu đi lại của người dân.

Trong khi với diện tích đất chật hẹp trong nội đô, không có giao thông ngầm, xe buýt rất khó phát huy hết năng lực. Do vậy, cấm xe máy, tăng cường xe buýt người dân chuyển sang đi ô tô thì xe buýt “không có cửa” để phát huy được năng lực, trái lại nguy cơ tắc đường còn cao hơn

Thậm chí, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy còn lo ngại: “Hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như đòi hỏi ngày càng cao của người dân thủ đô. Mỗi ngày TP có khoảng 14 triệu lượt đi lại, nhưng giao thông công cộng mới chỉ phục vụ trên dưới 10% nhu cầu”.

Vị chuyên gia phân tích thêm, "trong trường hợp TP cấm xe máy, khả năng người dân sẽ đổ xô đi mua ô tô, lúc đó nguy cơ ùn tắc giao thông nội đô có thể tăng gấp 3 - 4 lần so với hiện nay. Khi người dân không có xe máy để đi, việc họ cố gắng mua ô tô để đi lại, làm ăn là điều dễ hiểu. Một chiếc ô tô sẽ chiếm chỗ 5-7 lần xe máy, nhưng có khi chỉ có 1 người ngồi, lúc đó ùn tắc sẽ nghiêm trọng hơn”.

>> Cấm xe máy thì đi làm bằng phương tiện gì?

Xe

Ở các nước, khi vận tải công cộng đạt 50-60% nhu cầu đi lại của người dân họ mới hạn chế xe máy và xe ô tô chứ không cấm.

Nhìn rộng ra, ở các nước, khi vận tải công cộng đạt 50-60% nhu cầu đi lại của người dân họ mới hạn chế xe máy và xe ô tô chứ không cấm. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines người dân vẫn đi xe máy phổ biến và không cấm được xe máy. Và người dân có quyền đi phương tiện cá nhân nếu nhà nước không đủ điều kiện đáp ứng các phương tiện thay thế.

Một bài học khác từ Yangon (Myanmar) mà Hà Nội cần cân nhắc đó là khi chính quyền thành phố Yangon thực hiện lệnh cấm xe máy vào năm 2003, đến nay thành phố này đang rơi vào cơn “ác mộng” ô tô khi tắc nghẽn do lượng ô tô tăng nhanh đột biến. Và tới nay, Yangon lại đang tính tới việc xem xét cho phép xe máy trở lại hoạt động..v..v.

Nhìn lại, ngoài xe buýt, đường sắt đô thị được xem là loại hình vận tải công cộng văn minh, góp phần quan trọng giảm ùn tắc. Hiện nay, Hà Nội chỉ có mỗi tuyến Cát Linh – Hà Đông đưa vào khai thác, đến năm 2025 may ra có thêm tuyến Nhổn – ga Hà Nội, trong khi các tuyến còn lại hiện nay chưa được triển khai. Do vậy, nếu chỉ trông chờ vào xe buýt và 2 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đưa ra lộ trình cấm xe máy vào năm 2025 là quá sớm, thiếu tính khả thi.

Nói thẳng ra, Việt Nam còn đang nghèo, xe máy là công cụ, phương tiện để người dân đi lại, làm ăn. Hà Nội cấm xe máy sẽ gây khó khăn rất lớn trong việc đi lại của người dân. Cấm xe máy trong thời gian tới là quan điểm thiếu nhân văn, đánh vào người nghèo.

Chính vì vậy, không chỉ năm 2030 mà đến năm 2050, nếu vận tải vẫn chưa đạt đến 50% nhu cầu đi lại của người dân thì TP chưa nên đặt ra vấn đề cấm xe máy. Hà Nội nên có sự chuẩn bị tốt điều kiện “cần” là phát triển hạ tầng giao thông công cộng, để điều kiện “đủ” là người dân tự giác bỏ xe cá nhân, tham gia giao thông công cộng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cấm xe máy vào nội đô năm 2025 là quá vội vàng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714152771 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714152771 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10