Cần sớm đập bỏ “vũ khí mới” trong chiến lược “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Một chiến dịch đưa bản đồ đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) vào các tạp chí khoa học, hay các bài nghiên cứu có tính cách học thuật đang được các học giả Trung Quốc âm thầm thực hiện.

Bản đồ có đường chín đoạn phi pháp của Trung Quốc. Ảnh: CSIS

Bản đồ có đường 9 đoạn phi pháp của Trung Quốc. Ảnh: CSIS

Trong một bài viết được Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) công bố gần đây thì có một chiến dịch đưa bản đồ đường 9 đoạn vào các tạp chí khoa học, hay các bài nghiên cứu có tính cách học thuật đang được các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành.

Theo tác giả bài báo, đã phát hiện 260 bài viết khoa học có bản đồ đường 9 đoạn được đăng trên 20 tạp chí khoa học nổi tiếng, thường được tham khảo và trích dẫn. Họ bàn về đủ mọi đề tài từ biến đổi khí hậu, thủy văn học, khảo cổ học, nông nghiệp, năng lượng sinh học, khoa học môi trường, quản lý chất thải cho tới y tế công…v..v.

Trước đó, bản đồ đường 9 đoạn ít khi xuất hiện trước năm 2009, nhưng từ năm 2010 trở đi, bản đồ này xuất hiện ngày càng thường xuyên. Năm 2010, chỉ có 10 bài báo khoa học có in bản đồ đường lưỡi bò; năm 2018, số bài viết này tăng lên tới 60, rồi tới 90 nội trong 6 tháng đầu tiên của năm 2019. Xu hướng này tiếp tục trong năm 2020.

 Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư Clive Hamilton, giảng dạy môn Đạo đức công tại Đại học Charles Sturt ở Canberra, Úc, nói đây là một ví dụ về việc Bắc Kinh lợi dụng sự vô tình của các nhà khoa học để khẳng định yêu sách chủ quyền của mình qua các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học.

Thế nhưng, đây chẳng phải là sự vô tình của các nhà khoa học, mà đây có thể là một chiến dịch mang tính chiến lược rõ ràng. Bởi vì, nhìn vào thực tế, dưới thời của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đẩy mạnh hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền đơn phương và phi lý trên Biển Đông thông qua hành động cải tạo và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo cũng như tiến hành quân sự hóa trên những thực thể này.

Trong đó, “đường lưỡi bò” được tái khởi động, là khái niệm mà Trung Quốc dựa vào để tuyên bố quyền lịch sử đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Dù đây là một sản phẩm tuỳ tiện, vi phạm trắng trợn chủ quyền của các quốc gia khác.

Cần phải nói, đường 9 đoạn hình chữ U vạch ra một khu vực rộng lớn chiếm hầu hết diện tích Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải thuộc chủ quyền của họ. Nhiều nước, một số có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines và các nước khác như Indonesia, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đều bác bỏ bản đồ đường 9 đoạn.

Quan trọng hơn, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên bản đồ đường 9 đoạn đã bị Tòa án Trọng tài Quốc tế tại La Haye bác bỏ vào tháng 7/2016 với phán quyết trao phần thắng cho Philippines trong vụ kiện để phản đối đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Bất chấp phán quyết của Tòa án Quốc tế rằng các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là bất hợp pháp, Trung Quốc trong mấy năm qua đã phát động một mặt trận mới, đó là mặt trận nghiên cứu khoa học và các tạp chí, bài báo khao học trở thành vũ khí chiến lược.

Nói cách khác, chiến dịch cổ vũ và phát tán rộng rãi bản đồ đường 9 đoạn ở mọi lúc mọi nơi, bằng nhiều hình thức, đặc biệt là tạp chí khoa học. … Mục đích xuyên suốt của người Trung không những tìm cách thay đổi hiện trạng tại hiện trường ở Biển Đông, mà còn tìm cách thay đổi nhận thức của thế giới về tuyên bố chủ quyền của họ.

Khách quan mà nói, trong những năm qua, nhiều nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước liên tục phát hiện và gửi thư phản đối việc đăng tải đường lưỡi bò trong ấn phẩm khoa học quốc tế. Tuy nhiên, với con số những bài báo lợi dụng khoa học để phổ biến đường lưỡi bò lên của các nhà khoa học Trung Quốc càng tăng, chúng ta cần có những biện pháp ngăn chặn căn cơ hơn và để làm rõ với cộng đồng quốc tế.

Hơn lúc nào hết, giới học giả và chuyên gia Việt Nam cần tham gia nhiều hơn trong các tranh luận học thuật quốc tế về vấn đề Biển Đông. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ chính giới học giả Việt Nam phải giỏi ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và tự tin trong tranh luận trong các hội thảo cũng như trên các ấn phẩm khoa học. Từ đó góp phần tạo điều kiện cho các học giả nước ngoài ủng hộ quan điểm chủ quyền của Việt Nam.

Đồng thời, chúng ta cần phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, đề cao các giá trị văn hóa dân tộc, đạo đức, lối sống lành mạnh của người Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần sớm đập bỏ “vũ khí mới” trong chiến lược “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711689557 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711689557 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10