TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định cần phải làm cho các nước muốn đến Việt Nam để học cách làm du lịch mới là điều nên tư duy ngay lúc này thay vì chỉ theo sau.
>>Giải bài toán đón khách quốc tế dài hạn
Thay đổi tư duy về chính sách phát triển du lịch
TS. Phan Đức Hiếu cho rằng, tư duy chính sách phát triển kinh tế cần suy nghĩ trên diện rộng và để du lịch thực sự phát triển đột phá, cần làm cái mà người ta muốn đến để học, không nên chỉ luôn tư duy đi sau.
Theo TS. Phan Đức Hiếu, chính sách phát triển du lịch không chỉ là sự di chuyển của con người, mà đòi hỏi các chính sách phát triển khác về phát triển hạ tầng tạo thêm nhiều lựa chọn cho du khách đến có thể nghỉ ngơi, vui chơi dài hơn, chi tiêu lớn hơn.
TS Phan Đức Hiếu chỉ ra rằng, chính sách về phát triển du lịch không chỉ Luật Du lịch, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú mà còn nhiều chính sách khác liên quan đến phát triển hạ tầng gồm chính sách thuế, nhà ở, đất đai. Ngoài ra còn có các chính sách về quy hoạch, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển khu vực nghỉ dưỡng, hay vấn đề giao thông đường bộ, vận chuyển đa phương thức. Điều đó có nghĩa, ngoài thực hiện mục tiêu lớn nhất cho chính sách cho ngành trực tiếp còn quan tâm đến các ngành có liên quan.
Phải liên kết để phát triển
Tính hết tháng 2/2023, lượt khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt tổng 933 ngàn lượt, trong đó, qua đường hàng không đạt 836.200 lượt. đường biển 7.356 và đường bộ 89.413 lượt. Đặc biệt ghi nhận lượng khách đến bằng đường biển qua tàu du lịch quốc tế như Đức, Canada, Australia, Colombia, Thái Lan, Trung Quốc…
>>"Chìa khóa" thu hút khách du lịch quốc tế
Trước đó, Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu... đã đón lượng khách quốc tế đến rất đông. Trong đó, Nha Trang Khánh hòa đã đón 637 du khách đến tham quan, Hồ Chí Minh cũng liên tục đón khách hàng không, đường biển, đường bộ. Đoàn lớn gồm 3500 khách từ nhiều quốc gia khác nhau đã đến Việt Nam. Tính đến nay, riêng Saigontourist đã đón 8 chuyến tàu biển khách du lịch quốc tế đón với 23.000 lượt khách quốc tế. Trong năm nay dự kiến đón 30 chuyến tàu.
Ông Dương Minh Đức, Phó giám đốc Kinh doanh Tiếp thị, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) cho biết, xu hướng khách tàu biển và khách Mice phục hồi rất tốt. Cần phải Liên kết với các địa phương để hình thành tour tuyến liên kết, ngoài ra còn có các tour tuyến liên vùng, để khai thác thế mạnh đặc trưng về văn hóa con người xã hội từng địa phương.
Ông Dương Minh Đức kiến nghị, bên cạnh nỗ lực của địa phương, quản lý nhà nước cần chính sách hỗ trợ giống như vai trò của một tổng đạo diễn, thúc đẩy ngành du lịch phát triển đồng bộ. Để ngành du lịch Việt Nam thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn và khai thác tương xứng với tiềm năng, ngành du lịch cần xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến dài hạn có sự phân công cụ thể các bên liên quan.
Cũng theo ông Đức, xây dựng cơ chế liên kết phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp du lịch để chia sẻ thông tin công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Thu hút các hãng lữ hành lớn, đoàn báo chí, phóng viên quốc tế đến khảo sát, viết bài, tuyên truyền quảng bá về du lịch Việt Nam.
Đồng quan điểm, ông Phùng Mạnh Thắng - Chủ tịch Liên Chi hội Lữ Hành Việt Nam nhận định, để phát triển du lịch bền vững cần phải có chính sách mới về sản phẩm bên cạnh những chính sách tất yếu của ngành. Các sản phẩm du lịch được xây dựng phải dựa vào yếu tố văn hóa và di sản. Trải nghiệm và trải nghiệm thực tế có trong tour sẽ là điều thuyết phục du khách quyết định và lựa chọn điểm đến và hành trình du lịch.
Có thể bạn quan tâm
Ẩm thực – Gia vị cho sự phát triển ngành du lịch
18:27, 27/03/2023
Quảng Trị: Kỳ vọng mùa du lịch “nở hoa”
16:03, 27/03/2023
Lâm Đồng: Cấm chuyển nhượng biệt thự trong khu du lịch được thuê
08:59, 27/03/2023
Không ngồi chờ chiến lược du lịch biển đảo
02:00, 27/03/2023
Du lịch “phượt” - “sứ giả marketing”
00:30, 27/03/2023