Cần thêm "cú hích" cho du lịch Quảng Nam

TUẤN VỸ 27/05/2022 03:44

Thời gian tới, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục xây dựng các phương án hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để sớm khôi tình hình kinh tế - xã hội chung.

>>Quảng Nam lên phương án quy hoạch nhiều dự án lớn

Theo thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Quảng Nam, trong 2 năm 2020-2021 ngành du lịch địa phương phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do dịch bệnh COVID-19 bùng phát, từ đó làm sự sụt giảm mạnh về lượng khách du lịch gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tăng trưởng về du lịch. Cụ thể, ngành du lịch tỉnh thiệt hại hơn 15.000 tỷ đồng, trên 90% doanh nghiệp du lịch tạm dừng hoạt động và khoảng 14.000 lao động ngành du lịch mất việc làm.

Theo ông Văn Bá Sơn, Phó Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, hiện nay có khoảng 85% các doanh nghiệp du lịch đã mở cửa hoạt động đón khách. Trong đó, có khoảng 60% lực lượng lao động trong ngành du lịch đã trở lại làm việc. Với nhiều sự kiện, hoạt động kích cầu mạnh mẽ, ngành du lịch Quảng Nam đã có những tín hiệu lạc quan về khôi phục thị trường du khách nội địa, khách quốc tế sau thời gian đóng bang.

a

Đã có trên 90% doanh nghiệp du lịch tạm dừng hoạt động và khoảng 14.000 lao động ngành du lịch mất việc làm vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong 2 năm qua.

“Số lượng khách đến Quảng Nam 5 tháng đầu năm 2022 có những tín hiệu đáng mừng, nhất là trong các ngày cuối tuần, dịp Lễ, Tết. Theo đó, trong 5 tháng đầu năm, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 1.554.000 lượt khách, tăng gấp 4,8 lần so với cùng kỳ năm 2021”, ông Sơn cho hay.

Ngoài ra, khách quốc tế ước đạt 56.500 lượt khách, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021, khách nội địa ước đạt 1497.500 lượt khách, tăng gấp 4,7 so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 1.110 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2021. Thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 2.609 tỷ đồng.

Cũng theo ông Văn Bá Sơn, để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, phục hồi, phát triển du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Quảng Nam đã kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cho phép doanh nghiệp du lịch đang hoạt động chậm nộp bảo hiểm xã hội và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho người lao động đến hết ngày 31/12/2022; đồng thời, bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ golf.

a

Cộng đồng doanh nghiệp du lịch mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ địa phương, Chính phủ trong thời gian tới để có thể tiếp tục phục hồi.

“Cần tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, khoanh nợ và không áp dụng lãi phạt chậm trả cho các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hướng bởi dịch COVID-19 đến tháng 6/2023…  Đối với UBND tỉnh Quảng Nam, địa phương tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động du lịch. Trong đó, chỉ đạo rà soát lại các không gian xanh, đất nông nghiệp bỏ hoang, các dự án treo quá lâu, dành ra quỹ đất để phát triển các làng nghề du lịch xanh và các dịch vụ đặc trưng Quảng Nam”, ông Sơn đề xuất.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Nbam cũng cần chỉ đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư sớm tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch; Đôn đốc các dự án đang triển khai thực hiện và tiếp tục thu hút các nhà đầu tư quy mô lớn, uy tín…

Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp du lịch, trong thời gian tới cộng đồng du lịch mong có chính sách giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp dịch vụ du lịch từ 30% lên 70% so với năm 2021; Đồng thời, tiếp tục kéo dài thời gian giảm tiền thuê đất đến hết năm 2023.

Song song với đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị tiếp tục kéo dài thời gian giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đến năm 2023. Cùng với đó là xem xét tiếp tục hỗ trợ giảm giá điện bán cho các cơ sở lưu trú du lịch từ mức giá bán điện kinh doanh sang giá bán lẻ cho các ngành đầu tư sản xuất; Đồng thời, có chính sách miễn giảm thuế, giảm phí giao thông đường bộ đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch trong năm 2022.

a

Doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, khoanh nợ và không áp dụng lãi phạt chậm trả cho các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng dịch COVID-19 đến tháng 6/2023.

Ngoài ra, doanh nghiệp mong muốn tỉnh Quảng Nam tham mưu xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động du lịch xanh, khai thác các dòng sản phẩm mới phù hợp với định hướng của tỉnh, góp phần xây dựng du lịch Quảng Nam ngày càng phát triển đa dạng, bền vững; Quy hoạch, phân khu, phân vùng du lịch tạo ra không gian riêng theo chủ đề, phù hợp với các thị trường khách mà tỉnh hướng đến như châu Âu, châu Á, tránh khai thác đại trà, tạo ra xung đột dòng khách, không hiệu quả...

Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho cho rằng thời gian tới các doanh nghiệp cần áp dụng và làm tốt các bộ tiêu chí du lịch xanh. Bên cạnh đó, ông Tân đề nghị doanh nghiệp sớm thực hiện chuyển đổi số ngành du lịch, sử dụng các phần mềm về du lịch thông minh, khuyến khích đưa các hình thức thanh toán thương mại điện tử.

“Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá xúc tiến du lịch với nhiều hình thức khác nhau như mạng xã hội, qua các nền tảng thông minh; Đồng thời, phải đẩy mạnh liên kết, phát triển du lịch giữa các địa phương với nhau, giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; Tăng cường liên kết các dịch vụ như hàng không, thương mại”, ông Trần Văn Tân nhìn nhận.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam: Đưa sản phẩm nghề truyền thống đến gần khách du lịch

    Quảng Nam: Đưa sản phẩm nghề truyền thống đến gần khách du lịch

    03:51, 24/05/2022

  • Quảng Nam: Chưa có cơ sở điều chỉnh dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An

    Quảng Nam: Chưa có cơ sở điều chỉnh dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An

    16:00, 19/05/2022

  • Vì sao Quảng Nam rớt hạng PAPI?

    Vì sao Quảng Nam rớt hạng PAPI?

    10:57, 18/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần thêm "cú hích" cho du lịch Quảng Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO