Cần “tiêm vaccine và oxy tín dụng” để cứu doanh nghiệp thuỷ sản sau giãn cách

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 08/09/2021 00:16

Công suất hoạt động của toàn ngành cá tra hiện còn khoảng 10 - 20%. Bởi, trên thực tế chỉ có khoảng 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ.

Công suất hoạt động chỉ còn khoảng 10 - 20%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến tháng 8/2021, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 520 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực. Bức tranh tháng 9 vẫn ảm đạm. Trong đó, sản xuất và chế biến cá tra vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề, tình hình xuất khẩu cá tra khó cải thiện trong tháng này. Dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 sẽ tiếp tục giảm ít nhất 20%, đạt khoảng 660 triệu USD.

Công suất hoạt động của toàn ngành cá tra hiện còn khoảng 10 - 20%. Bởi, trên thực tế chỉ có khoảng 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ.

Công suất hoạt động của toàn ngành cá tra hiện còn khoảng 10 - 20%. Bởi, trên thực tế chỉ có khoảng 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ.

Theo VASEP, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, hiện chỉ có khoảng 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60 - 70%...

Cũng theo VASEP, theo số liệu thống kê tính đến cuối tháng 7/2021, có tới 50% doanh nghiệp ngành cá tra tại một số địa phương vùng trọng điểm ĐBSCL phải đóng cửa. Giá cá nguyên liệu giảm là do nhiều nhà máy chế biến hạn chế mua vào do giảm công suất hoặc tạm thời đóng cửa nghỉ do dịch bệnh. Các doanh nghiệp cá tra cho rằng, khó khăn lớn nhất của các nhà máy chế biến là thực hiện "3 tại chỗ" vì phát sinh quá nhiều chi phí, công và lương người lao động tăng, vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa gặp nhiều khó khăn; người lao động không muốn làm theo phương án này...

Khi thực hiện

Khi thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến", thì chỉ có khoảng 30 - 50% doanh nghiệp, nhà máy đáp ứng được yêu cầu để sản xuất, số còn lại phải ngưng hoạt động. 

Tại các địa phương khác như Cần Thơ, Vĩnh Long..., nguồn cung cá tra cho xuất khẩu dồi dào nhưng nhà máy chế biến cũng ngưng hoạt động hoặc giảm công suất nên tạm ngưng mua nguyên liệu, khiến giá cá giảm. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích nuôi cá tra thâm canh, dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới. Công suất hoạt động của toàn ngành cá tra hiện còn khoảng 10 - 20%.

Liên quan đến sự sụt giảm này, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau thừa nhận: Cà Mau hiện có 30 doanh nghiệp và 38 nhà máy chế biến tôm, với sản lượng 200.000 tấn/năm. Khi thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến", hầu hết các doanh nghiệp đều chưa sẵn sàng. Dù được hỗ trợ nhưng cũng chỉ có khoảng 30 - 50% doanh nghiệp, nhà máy đáp ứng được yêu cầu để sản xuất, số còn lại phải ngưng hoạt động. Đến thời điểm này, công suất chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân là do chuỗi sản xuất tôm khó khăn từ đầu vào vật tư, con giống cho đến nhà máy chế biến.

Cần “tiêm vaccine và oxy tín dụng”…

Liên quan đến những khó khăn làm giảm công suất hoạt động, ông Trần Văn Lật – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Lộc Kim Chi, cho rằng: khó khăn lớn nhất của các nhà máy chế biến hiện nay là do thực hiện "3 tại chỗ" nên phát sinh quá nhiều chi phí.

Do đó, việc phục hồi sản xuất của doanh nghiệp trong lúc này là rất khó bởi ảnh hưởng rất lớn từ các nguyên nhân như: Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy, khó khăn trong vận chuyển; doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng… Đặc biệt là doanh nghiệp khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vaccine, không chịu đi làm nên chưa thể đến cơ sở sản xuất. Hiện nguồn lao động này đã về quê và đang thực hiện giãn cách xã hội…

Ông Trần Văn Lật - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Lộc Kim hơn bao giờ hết, Chính phủ và các cơ quan ban ngành, địa phương cần ưu tiên “tiêm vaccine và oxy tín dụng” cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản để nhanh chóng phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội:

Nhiều doanh nghiệp cho rằng cần ưu tiên “tiêm vaccine và oxy tín dụng” cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản để nhanh chóng phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội:

Ngoài ra, chủ trương của nhiều tỉnh thành hiện vẫn đang thực hiện Chỉ thị 16 cùng với việc chỉ tập trung vào mục tiêu chống dịch, do đó khả năng hồi phục sản xuất rất khó, nếu việc tiếp tục giãn cách đến giữa tháng 9/2021 thì nguy cơ đứt gãy chuỗi là rất cao và khả năng khó hồi phục lại sản xuất như bình thường.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn và quyết định giá thành sản phẩm khiến dopanh nghiệp lao đao. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch bệnh, quy định giãn cách nên doanh nghiệp thủy sản không thể huy động được nguồn nguyên liệu, nguồn vốn tín dụng để khuyến khích người dân tiếp tục thả nuôi… Do đó, dự báo nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng sẽ thiếu từ 20 - 30% và giá nguyên liệu sẽ tăng từ 10 - 20% trong những tháng cuối năm.

Bên cạnh những khó khăn trên, ông Lật lo ngại, hiện tỷ lệ tiêm vaccine (mũi 1) cho công nhân của Công ty chỉ đạt khoảng hơn 200 lao động, tương đương khoảng 20%, và chưa được triển khai tiêm mũi 2. Trong khi đó, có tới 80% lao động còn lại chưa được tiêm mũi nào là rất khó cho doanh nghiệp trong việc khởi động lại sản xuất.

Vì vậy, theo ông Lật, hơn bao giờ hết, Chính phủ và các cơ quan ban ngành, địa phương cần ưu tiên “tiêm vaccine và oxy tín dụng” cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản để nhanh chóng phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội. Nếu không sẽ rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất – ông Lật nhấn mạnh.

tình hình sản xuất và xuất khẩu tháng 9 vẫn được dự báo không mấy lạc quan. Cụ thể, VASEP cho rằng, diễn biến COVID-19 vẫn còn đang căng thẳng ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở TPHCM và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương), trong khi việc triển khai tiêm vaccine cho lực lượng công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn còn hạn chế và không đồng đều. Với thực trạng đó, bức tranh sản xuất và xuất khẩu thủy sản tháng 9 vẫn ảm đạm.

Do vậy, dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 sẽ tiếp tục giảm ít nhất 20% đạt khoảng 660 triệu USD. "Với kịch bản từ sau tháng 9, hầu hết công nhân chế biến thủy sản được tiêm vaccine, các công ty không phải sản xuất 3 tại chỗ, xuất khẩu 3 tháng cuối năm sẽ hồi phục nhẹ và có thể đạt được xuất khẩu khoảng 8,5-8,6 tỉ USD", VASEP nhận định.

Vì vậy, VASEP kiến nghị với Bộ NN&PTNT tác động đến các địa phương khu vực phía Nam để ưu tiên tiêm vaccine mũi 1 cho người làm việc trong ngành thủy sản. Mặc dù một số đã ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân chế biến thủy sản, nhưng Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… nhưng nhiều tỉnh khác chưa tiêm vaccine cho ngành này.

Đồng thời, làm việc với các địa phương khi doanh nghiệp trình kế hoạch sản xuất khi việc giãn cách được nới lỏng, như vậy sẽ giúp kế hoạch sản xuất được phê duyệt nhanh hơn.

VASEP cũng kiến nghị địa phương mở lại các chợ đầu mối ở các thành phố lớn để thúc đẩy tiêu thụ, tạo điều kiện cho ngư dân, nông dân có động lực trở lại sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp thuỷ sản “bế tắc”, xuất khẩu tháng 9 tiếp tục "lao dốc"

    15:17, 05/09/2021

  • Nguy cơ gãy đổ chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản ngay trước mắt

    17:45, 30/08/2021

  • Điều kiện để ngành chế biến thủy sản vươn ra thế giới

    11:00, 26/08/2021

  • Hải Phòng: Hơn 6.000 tấn thuỷ sản Cát Bà tiêu thụ ra sao?

    06:10, 26/08/2021

  • Ngành thuỷ sản nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu

    03:00, 19/08/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030

    19:33, 17/08/2021

  • Nông, thủy sản Việt Nam có lợi thế tại Tây Ban Nha

    15:38, 17/08/2021

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp thuỷ sản “bế tắc”, xuất khẩu tháng 9 tiếp tục "lao dốc"

    15:17, 05/09/2021

  • Nguy cơ gãy đổ chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản ngay trước mắt

    17:45, 30/08/2021

  • Điều kiện để ngành chế biến thủy sản vươn ra thế giới

    11:00, 26/08/2021

  • Hải Phòng: Hơn 6.000 tấn thuỷ sản Cát Bà tiêu thụ ra sao?

    06:10, 26/08/2021

  • Ngành thuỷ sản nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu

    03:00, 19/08/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030

    19:33, 17/08/2021

  • Nông, thủy sản Việt Nam có lợi thế tại Tây Ban Nha

    15:38, 17/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần “tiêm vaccine và oxy tín dụng” để cứu doanh nghiệp thuỷ sản sau giãn cách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO