Canada vẫn trăn trở về CPTPP

Cẩm Anh 13/11/2018 04:30

Mặc dù Quốc hội Canada đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng một số ngành công nghiệp nước này vẫn còn trăn trở về hiệp định này.

Đại diện 11 nước thành viên ký kết CPTPP tại Chile vào tháng 3/2018. Ảnh: Reuters

Đại diện 11 nước thành viên ký kết CPTPP tại Chile vào tháng 3/2018. Ảnh: Reuters

Cùng với Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore, tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam là quốc gia thứ 7 phê chuẩn CPTPP. Theo đó, Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.

Ông David Parker, Bộ trưởng Thương mại và Xuất khẩu của New Zealand cho rằng, việc phần lớn các quốc gia phê chuẩn CPTPP gửi đến phần còn lại của thế giới thông điệp rằng sẽ có một trật tự dựa trên quy tắc mới trên thế giới mà mọi người có thể dựa vào nếu muốn. 

Có thể bạn quan tâm

  • CPTPP: Nhiều thách thức bên cạnh các ưu đãi “vàng”

    10:02, 05/11/2018

  • CPTPP: Doanh nghiệp cần biến thách thức thành cơ hội

    10:00, 05/11/2018

  • “Lộ trình cắt giảm thuế quan khiến Việt Nam có lợi khi gia nhập CPTPP”

    06:30, 05/11/2018

  • Việt Nam tham gia CPTPP và những tác động tới vấn đề việc làm

    11:00, 03/11/2018

  • CPTPP và cơ hội cho dòng vốn FDI

    05:33, 03/11/2018

  • Hóa giải thách thức từ CPTPP

    21:37, 02/11/2018

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada Jim Carr cho biết, Canada là một trong sáu nước đầu tiên phê chuẩn CPTPP nhằm có "lợi thế đi trước" và được hưởng quyền tiếp cận tốt hơn và mức thuế thấp hơn tại các thị trường trọng điểm châu Á mà Mỹ sẽ không có được.

Đây cũng là một cách khác mà Canada hy vọng sẽ giúp đa dạng hoá thương mại của mình, với mục tiêu dài hạn là ít phụ thuộc vào người tiêu dùng Mỹ đối với hàng hóa và dịch vụ Canada.

Theo tính toán của chính phủ Canada, một khi tất cả các khoản cắt giảm thuế được áp dụng, các nhà xuất khẩu Canada có thể hưởng lợi khoảng 428 triệu USD chi phí thuế quan. 

Tuy nhiên, các hãng chế tạo phụ tùng ô tô của Canada đánh giá CPTPP là một “thỏa thuận tồi”, khi cánh cửa vào thị trường Canada mở khá rộng đối với Nhật Bản- quốc gia có thế mạnh về công nghiệp ô tô. 

Trong khi đó, những nông dân chăn nuôi bò sữa của Canada nói rằng với CPTPP và thỏa thuận thương mại của Canada với Liên minh châu Âu, gần 10% thị trường sữa Canada sẽ rơi vào tay nông dân từ các nước khác, đặc biệt từ New Zealand. Các nhà sản xuất sữa của Canada sẽ vấp phải một đối thủ đáng gờm là Fonterra – tập đoàn đang nỗ lực tấn công các thị trường sữa trên quy mô toàn cầu.

Mặc dù vậy, Chính phủ Canada đã không công bố bất kỳ khoản bồi thường nào cho những thiệt hại mà ngành sữa nước này phải chịu khi CPTPP có hiệu lực.

Phát biểu với báo giới, lãnh đạo đảng Dân chủ Canada Jagmeet Singh bày tỏ lo ngại về nguy cơ Canada sẽ mất khoảng 60.000 việc làm tại do CPTPP.

Các bên ký kết còn lại, bao gồm Brunei, Chile, Malaysia, Peru sẽ không được hưởng lợi hoặc bị ràng buộc bởi các điều khoản của CPTPP cho đến khi họ hoàn tất các quy trình phê chuẩn.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết ông vẫn đang cân nhắc lợi ích của CPTPP đối với quốc gia này. Trước đó, ông Mohamad còn cảnh báo Malaysia sẽ xem xét rút khỏi thỏa thuận này.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ thương mại Peru Edgar Vasquez nói với Reuters rằng, ông hy vọng Quốc hội Peru sẽ phê chuẩn CPTPP trước năm 2019.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Canada vẫn trăn trở về CPTPP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO